Tháng 4 - Siêu ưu đãi

Viêm mi mắt sau cắt mí phải làm sao để khắc phục?


Rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến những rủi ro ngoài ý muốn khi phẫu thuật cắt mí và hậu quả để lại là nhiễm trùng máu, mưng mủ vết thương. Liệu có biện pháp nào để phòng tránh hay không hoặc nếu như bị viêm mi mắt sau cắt mí phải làm sao để khắc phục. Hãy cùng lý giải những điều đó dưới bài viết này nhé.

Biểu hiện viêm mi mắt

Cắt mí là một tiểu phẫu nhỏ tận dụng các kỹ thuật cắt bỏ phần da, mỡ, mô cơ mí mắt và khâu tạo nếp gấp mí để biến mắt sụp mí, không có mí thành mắt hai mí rõ ràng. Quá trình phẫu thuật sẽ để lại một vết thương lớn tại vùng mí mắt do cắt và sử dụng chỉ để khâu vá mô cơ. Nếu tiến trình phẫu thuật diễn ra không thuận lợi, gặp rủi ro kỹ thuật hoặc do chăm sóc hậu phẫu không đúng cách sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, tại vị trí bị xâm lấn sẽ có tình trạng chảy máu, đau nhức và sưng viêm và sẽ khỏi trong một khoảng thời gian chăm sóc phục hồi. Vậy làm sao để nhận biết tình trạng viêm mi mắt sau cắt mí và những biểu hiện thông thường sau phẫu thuật? Hãy cùng bài viết dưới đây khám phá một vài biểu hiện khi bị viêm mi mắt nhé.

viêm mi mắt sau cắt mí phải làm sao
Cắt mí không an toàn sẽ gây viêm nhiễm

Đau nhức

Mi mắt là vùng da cực kỳ mỏng và nhạy cảm vì vậy sau khi can thiệp sâu vào mô biểu bì mí mắt sẽ có biểu hiện đau nhức diện rộng. Tuy nhiên tình trạng đau nhức chỉ kéo dài sau 2-3 ngày và thuyên giảm dần cho đến khi không còn cảm giác đau nếu không tác động.

Vì vậy nếu nhận thấy mí mắt có biểu hiện ngày càng sưng to hơn gây cản trở tầm nhìn và tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài khi chớp mắt thì chắc chắn bạn đã bị viêm mi mắt sau cắt mí.

Sưng và bầm

Khi xâm lấn, tác động mạnh đến tế bào, mô cơ và đưa chỉ vào bên trong thì khả năng đề kháng của tế bào sẽ tăng cao dẫn đến tình trạng ức chế gây sưng to tại vị trí cắt mí. Biểu hiện này giống với hiện tượng sốt khi cơ thể phản ứng, chống lại các virus gây cảm cúm. Kèm theo triệu chứng sưng to là vết bầm tím tại đường chỉ khâu và đôi khi rỉ máu nhẹ.

Mí mắt bị sưng và nhiễm trùng sau 3 tuần cắt mí
Mí mắt bị sưng và nhiễm trùng sau 3 tuần cắt mí

Nguyên nhân là do xuất huyết lúc phẫu thuật và khâu vá vết thương khiến máu tụ dưới mí mắt và gây ra vết bầm. Nếu vết bầm ngày càng đậm và không có biểu hiện giảm thì khả năng cao bạn bị nhiễm trùng bên trong vết thương cắt mí. Thông thường mí mắt đến ngày thứ 5 sau cắt mí sẽ bớt sưng và vết máu bầm tan dần, nếu tình trạng của bạn hoàn toàn ngược lại chứng tỏ vết thương đã bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân dẫn đến viêm bờ mi mắt sau cắt mí

Cắt mí là tiểu phẫu đơn giản, an toàn, không xâm lấn cấu trúc bên trong mắt, giúp tạo nếp mí mới cân đối, hài hòa với khuôn mặt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khách hàng có thể gặp phải một số biến chứng sau cắt mí, trong đó có viêm bờ mi mắt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do tay nghề của bác sĩ, quá trình thực hiện cắt mí, chế độ chăm sóc hậu phẫu.

  • Tay nghề của bác sĩ: Nếu bác sĩ không có đủ chuyên môn, thực hiện thao tác không đúng kỹ thuật, xâm lấn quá sâu vào bên trong sẽ gây tổn thương các mô, mạch máu, dẫn đến nhiễm trùng và viêm bờ mi mắt.
  • Quá trình thực hiện cắt mí: Nếu quá trình cắt mí không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn của Y Khoa. Dụng cụ, trang thiết bị và không gian làm đẹp không được vô khuẩn tuyệt đối, có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Chế độ chăm sóc hậu phẫu: Nếu không tuân thủ đúng chế độ chăm sóc hậu phẫu như không vệ sinh mắt sạch sẽ, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp,… có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm mi mắt.
Tay nghề của bác sĩ là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm bờ mi mắt sau cắt mí
Tay nghề của bác sĩ là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm bờ mi mắt sau cắt mí

Các yếu tố rủi ro gây nên tình trạng viêm bờ mi mắt

Trước khi đi tìm câu trả lời cho viêm mi mắt sau cắt mí phải làm sao, khách hàng cần phải biết các yếu tố rủi ro nào gây ra tình trạng viêm bờ mi mắt. Để từ đó, có thể chủ động phòng tránh và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nếu không may gặp phải. Dưới đây là một số yếu tố rủi ro mà bạn nên biết:

  • Đeo kính áp tròng quá sớm sau khi cắt mí làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Sau quá trình cắt mí, các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, hóa chất,… có thể dễ dàng làm tổn thương lớp màng bảo vệ mắt và gây viêm nhiễm.
  • Nếu không tẩy trang kỹ, các hóa chất độc hại có trong sản phẩm trang điểm sẽ tích tụ trên bờ mi và gây viêm nhiễm.
  • Làn da nhờn làm tắc nghẽn tuyến bã nhờn ở bờ mi mắt, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương.
  • Sự thay đổi nội tiết tố sau khi cắt mí có thể làm tăng khả năng mắc các vấn đề về mắt, bao gồm viêm bờ mi mắt.
Tẩy trang không kỹ là một trong những yếu tố rủi ro gây ra tình trạng viêm mi mắt
Tẩy trang không kỹ là một trong những yếu tố rủi ro gây ra tình trạng viêm mi mắt

Ngoài các yếu tố rủi ro trên, người mắc các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn tuyến giáp,… cũng có nguy cơ cao bị viêm bờ mi mắt. Chính vì thế, để bảo vệ mắt khỏi tình trạng viêm nhiễm, việc hiểu rõ và giảm thiểu các yếu tố rủi ro là vô cùng quan trọng.

Cách phòng ngừa viêm bờ mi mắt

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mi mắt bị viêm nhiễm sau quá trình cắt mí, nhưng có một số biện pháp đơn giản giúp bạn giảm thiểu khả năng gặp phải tình trạng này. Sau đây là một số cách mà bạn có thể xem xét và thực hiện:

  • Khi mắt bị ngứa hoặc khó chịu, hạn chế không nên chạm vào mắt, để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm mi mắt.
  • Sử dụng khăn giấy sạch để lau sạch nước mắt hoặc lượng thuốc nhỏ mắt bị dư để giúp loại bỏ tạp chất tích tụ trên mí mắt.
  • Hạn chế đeo kính áp tròng trong vòng 2-4 tuần đầu sau khi phẫu thuật cắt mí.
  • Ngừng việc trang điểm và thoa sản phẩm kem dưỡng lên vùng mí mắt cho đến khi vết thương được hồi phục hoàn toàn và tiến hành cắt chỉ.
  • Trong 2-3 ngày đầu, sử dụng nước đá chườm xung quanh vết thương và chườm nóng từ ngày thứ 4 trở đi, để giúp làm giảm máu bầm và sưng đỏ.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E,… làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn chặn viêm nhiễm.
Không nên dụi mắt khi mắt đang bị ngứa, để tránh làm tổn thương vùng mắt và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm
Không nên dụi mắt khi mắt đang bị ngứa, để tránh làm tổn thương vùng mắt và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm

Thêm vào đó, bạn cũng nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, hạn chế tiếp xúc với các khói bụi, ô nhiễm để làm giảm nguy cơ viêm mi mắt. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm bờ mi, hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm mi mắt sau cắt mí phải làm sao

Dựa vào những biểu hiện nhận biết viêm mi mắt sau cắt mí, bạn có thể đối chiếu và tự kiếm chứng mi mắt của mình. Vậy nếu thật sự bị viêm mi mắt sau cắt mí phải làm sao? Sau đây là một số cách khắc phục hiệu quả mà bạn nên lưu ý.

Ngưng sử dụng thuốc

Sau khi cắt mí các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương tại nhà. Nếu bảo quản thuốc không tốt làm biến đổi dược tính của thuốc hoặc bạn bị kích ứng với thành phần trong thuốc gây tác dụng phụ thì việc đầu tiên là ngừng ngay việc sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, không tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khác như giảm đau, giảm viêm…nếu không được sự cho phép của bác sĩ.

Không tác động đến vết thương

Vết thương sau khi bị viêm nhiễm sẽ sưng to, bầm tím và có thể bị mưng mủ, chảy máu nếu nghiêm trọng. Việc bạn cần làm trong lúc này là luôn giữ cho vết thương thật sạch bằng cách vệ sinh thường xuyên và nhẹ nhàng với nước muối sinh lý.

Tránh cạy móc, nặn hay có bất kỳ tác động nào đến vết thương. Không bôi kem, chườm thuốc,..lên mí mắt để đảm bảo vết thương không diễn biến theo chiều xấu hơn và khó chữa trị.

Mí mắt bị viêm nhiễm không được tác động mạnh

Thông báo với bác sĩ

Thông báo với bác sĩ về quy trình chăm sóc vết thương tại nhà bao gồm ăn, uống những gì, tác động như thế nào đến vết thương,…để bác sĩ nắm rõ tình hình. Từ việc đó, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và vạch ra liệu trình chữa trị chính xác, hiệu quả.

Tái khám và chữa trị

Đến tái khám bác sĩ ngay sau đó để có biện pháp trị liệu phục hồi an toàn và tốt nhất cho vết thương. Tuyệt đối không tự ý áp dụng chữa trị tại nhà bằng bất cứ một phương pháp y học nào. Thực hiện đúng quá trình điều trị và tuân thủ các bước chăm sóc sau đó theo chỉ định của bác sĩ để ngăn tình trạng viêm nhiễm một lần nữa tái phát.

Áp dụng chữa trị kịp thời để sớm có đôi mắt đẹp

Những dấu hiệu nhận biết trên bài viết sẽ giúp bạn xác thực được bản thân có bị viêm nhiễm sau cắt mí hay không. Đồng thời, những câu trả lời cho câu hỏi “Viêm mí mắt sau cắt mí phải làm sao” sẽ giúp bạn giữ được bình tình và đưa ra giải pháp đúng đắn, kịp thời cho tình trạng của mình nhé.

Bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận