Mặc dù mổ mí mắt là một cuộc tiểu phẫu đơn giản, bạn có thể ra về trong ngày nhưng việc chăm sóc vết rạch mí sau tiểu phẫu lại rất quan trọng. Bởi vì mắt là bộ phận dễ tổn thương và việc bạn chăm sóc vết rạch như thế nào sẽ quyết định đến kết quả của phương pháp cắt mí. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thay băng vết thương sau mổ mí mắt tại nhà nhé.
Tại sao lại nói cách thay băng vết thương sau mổ mí mắt rất quan trọng?
Như bạn đã biết, cắt mí mắt, cắt bọng mắt là những phương pháp làm đẹp hiện đại đang được rất nhiều người lựa chọn dùng để có được đôi mắt đẹp, sắc nét, không có mỡ thừa. Mặc dù đây đều là một cuộc tiểu phẫu đơn giản, người cắt có thể về trong ngày nhưng việc chăm sóc vết rạch mí sau khi ra về lại rất quan trọng.
Để sở hữu đôi mắt đẹp nhiều chị em lựa chọn phương pháp cắt mí. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc hậu tiểu phẫu.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì, dù là tiểu phẫu nhưng vết rạch này nếu không được chăm sóc kỹ có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng vết rạch. Điều này không những khiến công cuộc cải tạo mí mắt, bọng mắt của bạn có nguy cơ thất bại cao mà nó có thể làm hỏng thẩm mỹ, tạo sẹo xấu cho khuôn mặt. Nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Do đó, dù là vết rạch tiểu phẫu đơn giản bạn cũng cần chăm sóc cẩn thận và thay băng đúng cách.
Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng ngoài yếu tố vệ sinh thì nó còn phụ thuộc cả vào hệ miễn dịch của người bệnh. Cho nên bạn cũng cần ăn uống khoa học, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tránh nhiễm trùng và có kết quả thẩm mỹ đẹp nhất.
Hướng dẫn cách thay băng vết thương sau mổ mí mắt tại nhà đơn giản, hiệu quả
Vết rạch nhỏ nhưng lành nhanh hay chậm thì phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng và cách chăm sóc sau phẫu thuật, cụ thể là thay băng, vệ sinh vết khâu. Để bảo vệ tốt nhất cho vết rạch, bạn cần làm đúng theo hướng dẫn và hợp quy chuẩn vệ sinh. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách thay băng vết thương sau mổ mí mắt tại đây nhé!
Bước 1: Rửa tay, đeo găng tay y tế vô khuẩn trước khi tiến hành thay băng
Rửa tay là bước bất di bất dịch để mở đầu và kết thúc quá trình thay băng, vệ sinh vết khâu của mọi vết thương. Rửa tay giúp bạn loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn có hại bám trên da, giúp chúng ta ngăn ngừa vi khuẩn khi chúng ta thay băng. Cách rửa tay tốt nhất và loại bỏ mọi vi khuẩn là cách rửa tay theo đúng quy trình rửa tay 6 bước của bộ y tế.
Rửa tay là bước bắt đầu và kết thúc bắt buộc bạn cần làm khi thay băng vết thương.
Sau khi rửa tay xong bạn nên đeo găng tay y tế vô trùng, nhất là khi bạn thay băng cho người khác. Đối với trường hợp mổ mí mắt, bạn tự thay thì có thể bỏ qua bước đeo găng tay nhưng chắc chắn bạn phải rửa tay thật sạch với nước rửa tay diệt khuẩn hoặc xà bông diệt khuẩn.
Việc thay băng, vệ sinh vết rạch cần được thực hiện mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh. Trường hợp không may vết thương bị nhiễm trùng nhẹ thì bạn cần phải vệ sinh và thay băng thường xuyên hơn với sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bước 2: Tháo băng và vệ sinh vết rạch
Bạn cần nhẹ nhàng, cẩn thận tháo lớp băng cũ ra khỏi mắt mà không làm ảnh hưởng đến vết cắt. Sau đó bạn lấy bông gạc vệ sinh vết rạch bằng cồn iod thật nhẹ nhàng. Lưu ý rằng các dụng cụ vệ sinh vết mổ đều sạch và được diệt khuẩn cẩn thận.
Trong quá trình vệ sinh vết rạch mí, bạn cần kiểm tra xem nó có xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng hay không. Nếu vết mổ còn chảy máu và có mủ trắng thì bạn cần vệ sinh cẩn thận hơn và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ. Ban đầu sau khi thực hiện cắt mí, mổ mí xong vết khâu của bạn có thể đỏ nhưng dần dần nó sẽ bớt đỏ, các mô da liên kết lại với nhau, vết rạch liền lại và không còn vùng da bị hở. Vì thế, bạn cần lưu ý quan sát tình trạng vết rạch kỹ càng.
Đối với trường hợp bạn thay băng cho bạn, ngay khi tháo lớp băng gạc cũ xuống thì bạn nên đổi đôi găng tay mới để đảm bảo vệ sinh cho vết mổ và sát trùng vết thương cẩn thận bằng cồn iod.
Bước 3: Thay băng mới cho vết mổ
Mí mắt khi bị nhiễm trùng rất nguy hiểm vì vậy cần vệ sinh đúng cách và theo dõi thường xuyên.
Vì vết rạch của cắt mí, cắt bọng mắt đều là những vết rạch nhỏ nên bạn có thể sử dụng băng gạc như bình thường hoặc sử dụng băng giấy để đắp trực tiếp lên vết rạch mí đó và dán lại bằng băng keo y tế. Đặc biệt, nếu các bác sĩ có kê thêm thuốc mỡ hay thuốc gì để đắp lên vết thương thì đây là thời điểm thích hợp để bạn áp dụng. Còn nếu bác sĩ không có bất kỳ chỉ định nào thì bạn không được thêm bất kỳ một loại thuốc gì hay bột, kem nào lên vết mổ.
Bước 4: Vứt bỏ băng vết thương đúng cách
Đây là nước cuối cùng trong bài hướng dẫn cách thay băng vết thương mổ mí mắt mà bạn cần biết. Bước này không ảnh hưởng đến vết rạch của bạn nhưng đây là bước để bạn bảo vệ môi trường sống cho mình và mọi người xung quanh.
Đối với băng vết thương bạn vừa thay ra thì bạn nên gấp gọn băng và găng tay vào một chiếc túi buộc chặt trước khi đem đi vứt bỏ. Bạn nên bỏ rác vào có nắp đậy để tránh việc thú cưng trong nhà kéo ra ngoài cắn xé sẽ làm mất vệ sinh môi trường.
Và quan trọng nhất, bạn cần rửa tay sạch với nước rửa tay sát khuẩn hoặc xà bông sát khuẩn lần nữa để đảm bảo vệ sinh nhé
Bạn cần lưu ý gì khi chăm sóc vết mổ mí mắt tại nhà?
Để vết mổ mí nhanh lành và không bị nhiễm trùng, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
Thứ nhất, trong thời gian vết mổ mí mắt chưa liền bạn không nên rửa mặt và luôn giữ vết rạch khô, sạch, điều này sẽ khiến vết mổ dễ bị nhiễm trùng. Trong thời gian này bạn cũng không sử dụng các loại thuốc uống hay thuốc bôi, thuốc đắp dân gian nào lên vết thương nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Để vệ sinh mặt, bạn nên dùng khăn mặt sạch hoặc bông tẩy trang để lau rửa và tránh phần mắt ra.
Không nên trang điểm nhất là khu vực mắt và quanh mắt sau khi cắt mí.
Thứ hai, trong thời gian đầu sau khi cắt mí xong bạn cũng không nên trang điểm nhất là phần mắt để tránh trường hợp bụi phấn, mỹ phẩm rớt vào vết cắt khiến vết cắt bị nhiễm trùng. Việc trang điểm cũng dễ biến mất hình dạng bác sĩ định hình cho mắt của bạn.
Thứ ba, không để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nhất là ánh sáng mặt trời. Khi ra đường bạn cần che đậy cẩn thận để chống nắng, chống bụi. Thế nhưng điều này không có nghĩa là bạn bịt kín tầng tầng lớp lớp áo mũ. Bởi nếu bạn bịt quá kín sẽ khiến vết thương bị bí, không thông thoáng, và khi cơ thể đổ mồ hôi nó sẽ nguyên nhân khiến vết rạch bị nhiễm trùng.
Nên ăn gì để vết cắt mí đẹp, nhanh liền và hạn chế để lại sẹo?
Bên cạnh, cách thay băng vết mổ mí mắt đúng cách, việc vết mổ nhanh lành hay không còn phụ thuộc một phần vào đề kháng cơ thể và các chất dinh dưỡng bạn bổ sung trong thời gian này. Do đó, để vết rạch nhanh liền, không để lại sẹo bạn cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, kẽm, protein, sắt,… Cụ thể, bạn nên ăn các thực phẩm:
Thực phẩm giàu đạm
Đạm có vai trò rất lớn trong quá trình tổng hợp sợi mô dưới da tạo ra các tế bào mới. Do đó, đạm giúp cơ thể chúng ta nhanh liền vết thương hơn. Thịt lợn, sữa đậu nành, gan, đậu phụ… là các thực phẩm chứa nhiều đạm rất tốt mà bạn cần bổ sung.
Thịt lợn có rất nhiều đạm giúp bạn nhanh lành vết thương.
Thực phẩm giàu kẽm
Tương tự như đạm, kẽm là chất tổng hợp các enzyme trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể trong quá trình làm lành vết thương. Kẽm cũng giúp da của chúng ta sản sinh và phục hồi các collagen trên da, giúp vùng da bị tổn thương nhanh phục hồi hơn. Kẽm có rất nhiều trong súp lơ xanh, đậu hũ, ngũ cốc, các loại hạt như hạt bí đỏ, vừng,…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để nhanh liền da
Nói đến làm lành vết thương thì không thể bỏ qua các sản phẩm giàu vitamin C. Bởi vì Vitamin C giúp ích rất nhiều trong quá trình sản sinh collagen, tăng sức đề kháng và chống lão hóa da rất tốt. Để bổ sung vitamin C bạn cần ăn nhiều các loại hoa quả tươi như ớt chuông, bắp cải, dâu tây, cam, quýt, ổi, bông cải xanh,…
Bổ sung vitamin C để liền sẹo, đẹp da, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa sắt
Sắt vừa có tác dụng bổ sung máu mà nó còn có ích trong việc làm vết thương. Sát có nhiều trong dứa, bí đỏ, gan, hạt bí xanh, huyết lợn,….
Bổ sung các chất để làm lành vết thương tuy nhiên để hạn chế sẹo lồi, sẹo xấu thì bạn cũng nên kiêng ăn các thức ăn và nhóm thực phẩm sau đây:
- Đồ nếp: Đồ nếp khiến vết thương, vết rạch mổ của bạn dễ lên mủ viêm, gây đau nhức. Nếu không xử lý cẩn thận sẽ gây nguy hiểm cho mắt.
- Rau muống, lòng trắng trứng gà, đồ cay nóng: Đây là những thực phẩm khiến bạn dễ bị sẹo lồi, mất thẩm mỹ cho vết cắt mí.
- Đồ ăn có tính hàn như hải sản, cua, cá, ốc, rau đay. Các thực phẩm có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết thương của bạn lâu lành hơn.
- Bạn cũng không nên ăn những thực phẩm gây ra sắc tố đen vì nó sẽ tạo sẹo thâm và sẹo sâu hơn gây mất thẩm mỹ. Nhất là khi bạn đang muốn làm đẹp thêm mà lại “bổ sung” thêm yếu tố xấu thì số tiền bạn bỏ ra quá vô ích.
- Thời gian đầu sau khi thực hiện mổ mí, bạn cũng nên bỏ qua các đồ ăn thức ăn nhanh, các món ăn có nhiều dầu mỡ vì nó sẽ biến quá trình phục hồi sức khỏe của bạn chậm lại, cơ thể bạn nhận được ít chất dinh dưỡng cần thiết hơn.
- Đặc biệt, tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Trên đây là thông tin về cách thay băng vết mổ mí mắt cũng như cách chăm sóc cơ thể sau khi thực hiện cắt mí, cắt bọng mắt mà bạn cần lưu ý để có được kết quả làm đẹp tốt nhất. Hi vọng, từ những thông tin chúng tôi cung cấp bạn đã nắm được hơn về hậu tiểu phẫu. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cắt mí đẹp thì bạn nên tham khảo qua công nghệ cắt mí siêu đẹp, hiện đại của chúng tôi bằng cách liên lạc qua hotline hoặc đến trực tiếp cơ sở của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan:
Bình luận