Tháng 4 - Siêu ưu đãi

Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi phù hợp


Quy trình chăm sóc sau nâng mũi đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi vết thương và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ của viện thẩm mỹ Seoul Center sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm chăm sóc chuẩn y khoa giúp vết thương mau lành hơn.

Quy trình chăm sóc sau nâng mũi đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi
Quy trình chăm sóc sau nâng mũi đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi

Những tình trạng thường gặp sau nâng mũi

Do quá trình nâng mũi có tác động đến mô mềm và tạo vết thương hở nên không thể tránh khỏi hiện tượng đau nhức, bầm tím thời gian đầu. Việc phân loại giữa những dấu hiệu thông thường và biến chứng nguy hiểm sẽ giúp khách hàng lựa chọn được cách chăm sóc sau khi nâng mũi phù hợp.

  • Đầu mũi và vùng bọng mắt bị bầm tím: Khi các mô ở phần vách ngăn mũi và cánh mũi bị xâm lấn để lại vết thương hở, cơ thể sẽ tự động sinh ra phản ứng gây hiện tượng tụ huyết. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian từ 3 – 5 ngày sau phẫu thuật thì vết bầm sẽ chuyển dần sang màu xanh, vàng nhạt và biến mất.
Xuất hiện tình trạng bầm tím ở mũi và mắt sau nâng mũi
Xuất hiện tình trạng bầm tím ở mũi và mắt sau nâng mũi
  • Đau nhức ở vùng mũi, cảm thấy nặng nề, khó chịu: Sau từ 3 – 6 tiếng tình từ lúc hoàn thành ca mổ bạn sẽ bắt đầu cảm thấy vùng mũi có cảm giác âm ỉ, đau nhức. Tình trạng này sẽ gây khó chịu trong khoảng 12 đến 24h đầu tiên, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc giảm đau, bạn có thể sử dụng cho những cơn đau dữ dội hoặc kéo dài.
Vùng mũi có cảm giác âm ỉ, đau nhức sau nâng
Vùng mũi có cảm giác âm ỉ, đau nhức sau nâng
  • Đầu mũi sưng to và bóng đỏ: Thời gian đầu sau khi nâng mũi hoặc lúc mới tháo băng bạn sẽ cảm thấy đầu mũi hơi sưng to và có hiện tượng đỏ nhẹ. Thời điểm này vết thương chỉ mới bước vào giai đoạn phục hồi nên vẫn còn nhạy cảm dẫn đến hiện tượng này là hết sức bình thường. Bạn chỉ cần chăm sóc, vệ sinh và bôi thoa theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số cơ địa nhạy cảm sẽ xuất hiện hiện tượng bóng đỏ đầu mũi
Một số cơ địa nhạy cảm sẽ xuất hiện hiện tượng bóng đỏ đầu mũi
  • Vết thương bị nhiễm trùng, chảy dịch liên tục có lẫn máu: Hơn 3 – 5 ngày nhưng bạn thấy vết thương vẫn không khép miệng, dịch nhầy và mủ vẫn liên tục xuất hiện tại vị trí vết mổ. Đi kèm theo đó là những cơn đau tức đầu mũi, vùng tím tái vẫn lan rộng sang cánh mũi và bọng mắt thì rất có thể mũi đã bị nhiễm trùng.
Cách chăm sóc sau nâng mũi không đúng gây nhiễm trùng
Cách chăm sóc sau nâng mũi không đúng gây nhiễm trùng
  • Tình trạng mũi bị lệch sau phẫu thuật nâng: Tình trạng này không hiếm gặp, nhất là những khách hàng lựa chọn sai kỹ thuật và chất lượng sụn quá thấp. Bạn sẽ phát hiện ra hiện tượng lệch trong thời gian khoảng từ 4 – 6 tuần sau nâng, mũi cong vẹo mất thẩm mỹ, thậm chí là gây khó thở.
Tình trạng mũi bị lệch do tay nghề bác sĩ kém
Tình trạng mũi bị lệch do tay nghề bác sĩ kém

Hướng dẫn các cách chăm sóc mũi sau khi nâng tại nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các chuyên gia thẩm mỹ đều rất quan trọng đến chế độ chăm sóc sau nâng mũi. Bất kỳ một cách thức vệ sinh hay chăm sóc phản khoa học nào cũng có thể là nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm không thể phục hồi. Cùng xem bác sĩ khuyến cáo bạn cần làm gì để chăm sóc sau khi nâng mũi.

Chườm lạnh

Kỹ thuật chườm lạnh được đánh giá là một trong những kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi hiệu quả nhất. Được sử dụng rất nhiều trong phục hồi sau thẩm mỹ và chấn thương. Để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp này, khách hàng nên thực hiện trong thời gian từ 1 – 3 ngày sau nâng mũi.

Kỹ thuật chườm lạnh nên thực hiện sau nâng mũi 1 - 3 ngày
Kỹ thuật chườm lạnh nên thực hiện sau nâng mũi 1 – 3 ngày

Cách chườm lạnh đúng cần thực hiện theo đúng quy trình sau:

  • Sử dụng túi chườm đá chuyên dụng thay vì dùng khăn để tránh nước chảy vào miệng vết thương. Cho khoảng 5 – 6 viên đá lạnh vào túi, giữ trong vòng 3 – 4 phút.
  • Sau đó đặt túi chườm lên vùng cánh mũi, lưu ý không đè lên vết thương và không để nước đá thấm vào vết thương gây nhiễm trùng.
  • Mỗi ngày chỉ nên thực hiện tối đa từ 1 – 2 lần. Nếu vết bầm tím quá lớn, lan sang cả vùng bọng mắt thì bạn có thể kết hợp thêm chườm nóng để làm tan máu bầm hiệu quả.

Không chạm tay hay tác động vật lý vào vết thương

Sau phẫu thuật nâng mũi thường sẽ đi kèm những cơn đau nhức và ngứa ngáy tại miệng vết thương. Tuy nhiên, lưu ý tuyệt đối không cho tay lên để kiểm tra vết thương lành chưa, không bôi thoa hay thực hiện bất kỳ động tác massage trong thời gian phục hồi.

Cách chăm sóc sau nâng mũi phù hợp và an toàn nhất là tránh toàn bộ các tác động vật lý tránh gây viêm nhiễm. Không vận động mạnh hay những hoạt động ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ dẫn đến nhiễm trùng.

Tuyệt đối không cho tay lên để kiểm tra vết thương
Tuyệt đối không cho tay lên để kiểm tra vết thương

Uống thuốc theo kê toa của bác sĩ

Thường ngay sau khi nâng mũi bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và tình trạng đau nhức, khó chịu. Bạn cần tuân thủ đúng liều, đúng lượng và tuyệt đối không dùng bất kỳ thuốc nào khác không có trong đơn.

Cách chăm sóc sau nâng mũi khoa học là không bôi thoa hay đắp bất kỳ dung dịch nào theo chỉ dẫn trên mạng lên vết mổ. Điều này vô hình chung sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Dùng thuốc uống và thuốc thoa theo đúng chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc uống và thuốc thoa theo đúng chỉ định của bác sĩ

Cách chăm sóc da mặt sau khi nâng mũi đúng cách

Trong 3 ngày đầu tiên sau nâng mũi, chỉ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da xung quanh vết mổ. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa nào lên chỗ vết thương.

Bạn chỉ cần đổ nước muối sinh lý lên bông tẩy trang hoặc tăm bông hay khăn mềm, lau ngày 3 – 4 lần để tiêu diệt những loại vi khuẩn có hại đang muốn xâm nhập. Nếu bạn sợ khô da thì có thể lau lại thêm một lần với nước khoáng.

Phần băng gạc trên mũi cùng luôn giữ khô ráo và thay băng định kỳ. Nếu thời gian đầu bạn chưa có kinh nghiệm có thể quay lại cơ sở nâng mũi nhờ kỹ thuật viên thực hiện vệ sinh và thay băng giúp. Lưu ý không được để băng nhiều ngày trên vết thương sẽ tạo ra ổ vi khuẩn và gây nhiễm trùng.

Chỉ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da xung quanh vết mổ
Chỉ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da xung quanh vết mổ

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống sau nâng mũi thường sẽ được chỉ định bởi bác sĩ. Trong lưu ý sẽ bao gồm những nhóm thực phẩm nên và không nên ăn. Đây là tiêu chí đặc biệt quan trọng trong cách chăm sóc sau nâng mũi để tránh gây kích ứng, nhiễm trùng và để lại sẹo lồi hay sẹo đỏ tại vết mổ.

Chế độ ăn uống sau nâng mũi thường sẽ được chỉ định bởi bác sĩ
Chế độ ăn uống sau nâng mũi thường sẽ được chỉ định bởi bác sĩ

Một số lưu ý không nên làm sau nâng mũi

Bên cạnh cách chăm sóc sau nâng mũi, bác sĩ cũng sẽ đặc biệt lưu ý những điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ. Bất kỳ một sai sót nào xảy ra trong quá trình phục hồi cũng đều có thể để lại biến chứng nguy hiểm khó điều trị.

Không vệ sinh vết thương

Cách chăm sóc da mặt sau khi nâng mũi không đúng cách cũng làm ảnh hưởng đến vết thương.

  • Để vết mổ tiếp xúc với nước, hoạt chất có tính tẩy rửa mạnh, sử dụng tẩy tế bào chết dạng vật lý hay hóa học trong thời gian phục hồi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không thay băng gạc đúng quy định, để cho chất nhầy và huyết tương đọng lại nơi vết mổ khiến hình thành ổ vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây viêm nhiễm thậm chí dẫn đến hoại tử.
  • Thường xuyên lấy tay chạm lên vết thương hay ra đường không che chắn khiến bụi bẩn, khói bụi tác động cũng là điểm cần lưu ý.
Cách chăm sóc mũi sau khi nâng không phù hợp sẽ gây viêm nhiễm
Cách chăm sóc mũi sau khi nâng không phù hợp sẽ gây viêm nhiễm

Ăn uống theo sở thích, không kiêng khem

Sau nâng mũi nếu ăn quá nhiều các thực phẩm dầu mỡ, cay nóng,  lên men và sử dụng chất kích thích có thể làm chậm quá trình phục hồi vết thương cũng như cản trở tốc độ sản xuất hồng cầu để nuôi sống tế bào mới. Ăn các loại thực phẩm cứng, khó tiêu gây áp lực cho hệ tiêu hóa, các loại hải sản gây kích ứng và rau muống,thịt bò dễ để lại sẹo lồi.

Một số đối tượng thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm lành của vết mổ, đồng thời cản trở quá trình tái tạo năng lượng của cơ thể. Ngoài ra, nếu thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn sẽ làm viêm nhiễm, gây ảnh hưởng đến vết thương.

Nghỉ ngơi không đúng cách gây áp lực lên cơ thể và vết thương
Nghỉ ngơi không đúng cách gây áp lực lên cơ thể và vết thương

Tuân thủ đúng những cách chăm sóc sau nâng mũi là biện pháp duy nhất để đảm bảo vết thương phục hồi nhanh chóng và lành mạnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến kỹ thuật nâng mũi hay chế độ chăm sóc để vết thương nhanh lành, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận