Sưng mí mắt dưới và đau là tình trạng thường gặp, tuy phổ biến nhưng bạn không được chủ quan trong việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy tình trạng kéo dài và không thuyên giảm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý nhé!
Nguyên nhân khiến bạn bị sưng mí mắt dưới và đau
Khi đến bệnh viện khám mắt, bạn sẽ được bác sĩ lấy một ít mẫu dịch ở mắt để tiến hành kiểm tra xem có vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng, dị ứng hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được hỏi về các triệu chứng để có thể đưa ra chẩn đoán chuẩn xác nhất về tình trạng của mắt.
Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp khi gặp sưng mí mắt dưới và đau:
Lẹo mắt
Lẹo mắt bệnh nhiễm trùng ở tuyến bên trong mí mắt, thường gặp phổ biến ở những người có làn da dầu. Loại lẹo mắt phổ biến thường gặp xảy ra nhiễm trùng ở tuyến nước mắt ở gốc lông mi.
Khi mắc lẹo mắt, bạn có thể bị sưng mí mắt dưới, xuất hiện những nốt đỏ nhưng mụn mủ, ngứa và đau nhức. Sau vài giờ hoặc vài ngày, vị trí này sẽ to hơn như mụn nhọt, có người mắc lẹo đầu trắng. Thông thường bệnh sẽ hết sau vài ngày khởi bệnh mà không cần điều trị.
Cách khắc phục nhanh chóng: Bạn có thể thực hiện cách chườm ấm cho mắt để giảm sưng đau. Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý nặn mụn lẹo tránh gây viêm nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, bạn cũng hạn chế sử dụng mỹ hoặc các sản phẩm chăm sóc mắt thường ngày.
Chắp mắt
Chắp mắt và lẹo thường có những biểu hiện giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, bệnh chắp mắt có thể gây sưng mí mắt dưới và đau nhưng không phải là bệnh nhiễm trùng mà là do tắc tuyến dầu phía trong mí mắt.
Chắp thường có nguy cơ lây lan nhanh chóng, những vết sưng đau sau vài ngày có thể phát triển to hơn cả mụn lẹo, nhưng không gây nhiều đau đớn như lẹo. Chắp mắt thường sẽ trên mắt vài ngày. Nếu không điều trị đúng cách, chắp sẽ to hơn và gây cản trở tầm nhìn, đau đớn dần.
Cách khắc phục: Bạn nên hạn chế tác động đến vùng mắt trong thời gian này. Đeo kính râm khi ra đường để tránh khói bụi ô nhiễm. Nếu thấy vết thương nặng hơn, có dấu hiệu nhiễm trùng và sốt, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Dị ứng
Dị ứng mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây sưng mí mắt dưới và đau. Bạn có thể dị ứng những loại hóa chất, bụi bẩn, phấn hoa, dầu gội, sữa rửa mặt… Mặc dù không có quá nhiều nguy cơ gây nguy hiểm, nhưng dị ứng sẽ làm sưng mí gây khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày.
Cách khắc phục: Bạn cần ổn định lại những thói quen, tìm ra những món đồ, món ăn mà bạn nghĩ đây là nguyên nhân gây dị ứng và đưa nó vào danh sách “đen” cho lần sử dụng sau. Bạn có thể xin tư vấn của bác sĩ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc nhỏ mắt để khắc phục chứng đau, sưng ở mắt.
Khóc, mệt mỏi và kiệt sức
Khóc quá nhiều hoặc kiệt sức, giấc ngủ không đảm bảo hoặc căng thẳng áp lực quá mức cũng có thể làm ứ nước trong mắt gây sưng to, đau đớn. Vì khi áp lực lên mắt sẽ làm gia tăng lưu lượng máu đến những vùng khu vực xung quanh mắt.
Cách khắc phục: Bạn có thể dành ra thời gian để nghỉ ngơi, chườm lạnh cho mắt bằng trà túi lọc, đá lạnh…, kê cao đầu khi ngủ và uống đầy đủ nước cho một ngày.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, lí do khiến bạn bị sưng mí mắt dưới và đau có rất nhiều như: viêm mí mắt, tắc tuyến lệ, đau mắt đỏ… Bạn cần dựa vào tình trạng bệnh lý của mình để có được cách điều trị thích hợp. Một số cách đơn giản thường gặp bạn có thể áp dụng như:
- Thăm khám bác sĩ để được kê thuốc kháng sinh, kháng histamin
- Tham khảo vài thuốc dị ứng, thuốc nhỏ mắt nhân tạo phù hợp với tình trạng bệnh
- Nếu tình trạng bệnh nặng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng steroid dạng nhẹ
- Nếu các tình trạng sưng mí mắt dưới và đau do đau mắt đỏ, herpes mắt, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc riêng biệt để điều trị.
- Nếu chỉ là tình trạng nhẹ, bạn có thể chườm lạnh 3 – 4 ngày, sau đó chườm ấm sẽ mang lại hiệu quả cao.
Một số lưu ý trong thời gian điều trị như sau: Không nên đeo kính áp tròng, trang điểm mắt cho đến khi khỏi bệnh. Luôn đeo kính râm, che chắn bằng mũ rộng vành cẩn thận khi ra ngoài.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng sưng mí mắt dưới và đau hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!
Bài viết liên quan:
Bình luận