Phù kết mạc sau khi cắt mí dưới là dấu hiệu của tình trạng viêm kết mạc mắt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, ví dụ như vi khuẩn, dị ứng thuốc, tắc tĩnh mạch,…Cần đưa ra phương pháp điều trị kịp thời để không xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới những cách khắc phục hiệu quả nhất.
Phù kết mạc sau khi cắt mí dưới là gì?
Phù kết mạc sau khi cắt mí dưới là tình trạng mí mắt dưới bị phồng rộp gây cảm giác đau nhức, khó chịu, chảy nhiều nước mắt. Tình trạng này thường xảy ra sau 3-5 ngày sau phẫu thuật. Phù kết mạc thường do tình trạng bóc tách diện rộng vùng ổ mắt và góc mắt ngoài. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh da màu hồng do giãn mao mạch.
3 mức độ phù kết mạc sau khi cắt mí dưới
Mức độ phù kết mạc ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau tùy vào cơ địa. Cụ thể, chúng ta có thể phân chia thành 3 mức độ như sau:
- Phù kết mạc mức độ nhẹ: Có thể quan sát thấy kết mạc hơi hồng nhẹ bằng mắt thường. Phần kết mạc hơi vì và nhô lên một chút.
- Phù kết mạc mức trung bình: Có thể thấy kết mạc đỏ sưng hơn nhưng mí mắt vẫn có thể nhắm kín.
- Phù kết mạc mức nặng: Bệnh nhân không thể nhắm kín mắt, lộ giác mạc nhiều.
Nguyên nhân gây ra phù kết mạc
Phù kết mạc là do lớp niêm mạc bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra phù kết mạc chủ yếu:
Do vi khuẩn
Các loại vi khuẩn như Hemophilus influenza, tụ cầu là những tác nhân gây ra tình trạng phù kết mạc. Hoặc do người bệnh bị lây khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại dịch tiết có chứa vi khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương nặng nề.
Do virus
Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt, trong đó có khoảng 80% là do Adenovirus khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh.
Do phấn hoa, lông thú nuôi, thuốc, khói bụi
Thường xảy ra với những người có cơ địa dị ứng và tái đi tái lại nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể yếu. Khó có thể tìm cách khắc phục tình trạng viêm kết mạc nếu do những tác nhân này gây nên bởi chúng còn liên quan đến cơ địa người bệnh.
Nguyên nhân khác
- Do tình trạng bóc tách rộng vùng ổ mắt và góc mắt ngoài.
- Tình trạng tăng tính thấm thành mạch sau phẫu thuật hoặc suy giảm chức năng thoát nước của mí mắt và ổ mắt.
Cách khắc phục tình trạng phù kết mạc
Tuyệt đối không nên để tình trạng phù kết mạc mắt diễn ra quá lâu sẽ gây ra nhiễm trùng ảnh hưởng đến thị giác. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục cho bạn tham khảo:
Đối với những trường hợp phù kết mạc nhẹ
Khoảng thời gian đầu, bạn hãy dùng thuốc mỡ tra mắt để tra trực tiếp vào vết thương, sau đó sử dụng băng gạc y tế để tránh bụi bẩn, vi khuẩn. Để mắt không bị khô, bạn có thể sử dụng thêm nước nhỏ mắt nhân tạo, thuốc steroid dạng uống để kháng viêm. Về chế độ ăn, cần hạn chế tối đa nhóm thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và các chất kích thích.
Đối với trường hợp phù kết mạc mức vừa phải
Sử dụng băng gạc y tế che kín mắt trong 24h đầu tiên sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc tra mắt mỡ và các loại kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ. Băng gạc che mắt sẽ được bỏ ra từ sau 1-2 ngày để kiểm tra.
Đối với các trường hợp phù kết mạc nặng
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì cần can thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật. Bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn điều trị. Có thể là chích kim hoặc cắt kết mạc mi tùy vào mức độ phù nề và cơ địa của mỗi người.
Cần làm gì để phòng tránh tình trạng phù kết mạc sau khi cắt mí dưới?
Để phòng tránh tình trạng phù kết mạc sau khi cắt mí dưới gây ra những biến chứng nguy hiểm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần cân nhắc kết hợp cắt mí dưới với những phương pháp khác như: mở góc mắt, cắt mí trên hoặc cơ vòng mi đang bị tổn thương. Bởi lẽ, nguy cơ phù kết mạc sẽ tăng lên khi tác động cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau.
- Nhận biết và đánh giá các tình trạng rối loạn mắt trước khi phẫu thuật như: khô mắt, không thể nhắm kín mắt, da mí mắt bị lỏng lẻo. Lúc này, bạn có thể điều trị dự phòng bằng cách sử dụng thuốc chống viêm, thuốc nhỏ mắt,…
- Tuyệt đối không gãi, sờ, va chạm mạnh vào khu vực vừa mới phẫu thuật bởi có thể tăng nguy cơ gây nhiễm trùng.
- Thay băng sau 24h sau khi phẫu thuật và có thể chườm đá trong 2 ngày đầu để giảm sưng.
- Không trang điểm vùng mắt trong vòng ít nhất từ 2-3 tuần sau phẫu thuật.
- Hạn chế các thức ăn gây sưng viêm như đồ nếp, thịt gà, đồ tanh, hải sản, đồ cay nóng và các loại chất kích thích.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng phù kết mạc sau khi cắt mí dưới. Những chị em sau khi làm đẹp nên nắm rõ những kiến thức này để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bình luận