banner tháng 6

Giải đáp thắc mắc: Phẫu thuật cắt mí gây mê hay gây tê?


Phương pháp cắt mí là một hoạt động tiểu phẫu giúp khắc phục đôi mắt nhỏ, 1 mí thiếu sức sống. Tuy nhiên, với những người lần đầu tìm hiểu phương pháp này sẽ có nhiều băn khoăn. Vậy phẫu thuật cắt mí gây mê hay gây tê?

Cắt mí là phương pháp làm đẹp đang được nhiều chị em lựa chọn hiện nay
Cắt mí là phương pháp làm đẹp đang được nhiều chị em lựa chọn hiện nay

Phẫu thuật cắt mí gây mê hay gây tê?

Do cắt mí chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, chủ yếu tác động mô mềm của đôi mắt nên khách hàng sẽ được gây tê vùng mí nhằm giảm cảm giác khó chịu. Sau đó, các bác sĩ sẽ thực hiện đường rạch ở nếp mí rồi bóc tách phần da thừa để tạo nếp mí mới, mở rộng góc mắt. Trước khi cắt mí, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh dấu các vị trí chính xác để định hình nếp mí mới.

Phương pháp cắt mí sẽ giúp loại bỏ tình trạng sụp mí, mỡ thừa bọng mắt trên/dưới, mắt 1 mí, mắt mí lót, mí mắt không đều nhau. Từ đó, giúp đôi mắt trở nên to tròn và lôi cuốn hơn.

Các dạng gây tê được sử dụng phổ biến

Có 3 dạng gây tê khi cắt mí mắt được các viện thẩm mỹ sử dụng phổ biến đó là gây tê dạng bôi xịt, tiêm gây tê và tiền mê có kiểm soát.

Gây tê dạng bôi, xịt

Đây là hình thức gây tê đơn giản và ít xâm lấn nhất. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc gây tê chuyên dụng áp dụng cho các vị trí cần tác động chỉnh hình. Chỉ có vùng da tiếp xúc với thuốc mới tê đi. Thông thường, thuốc gây tê thuộc dạng kem hoặc gel.

Tuy nhiên, phương pháp gây tê này chỉ phù hợp với các phương pháp điều trị không xâm lấn như tiêm filler hay botox. Với phương pháp cắt mí thì bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp tiêm gây tê sẽ được thông tin chi tiết trong phần tiếp theo.

Thuốc gây tê được bôi vào mí mắt có dạng gel hoặc kem
Thuốc gây tê được bôi vào mí mắt có dạng gel hoặc kem

Tiêm gây tê

Tương tự như gây tê dạng bôi, phương pháp tiêm gây tê chỉ tác động lên vùng da mắt đã xác định trước đó. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ dùng tiêm có chứa một lượng thuốc gây tê nhỏ tiêm vào vùng cần thẩm mỹ. Phương pháp này khá phù hợp với những quy trình xâm lấn nhỏ, trong đó có cắt mí.

Ngoài ra, với một số biện pháp làm đẹp như cấy mỡ tự thân nhằm tăng thể tích cho một vùng nhất định cũng có thể sử dụng phương pháp tiêm gây tê.

Tiền mê có kiểm soát

Cắt mí tuy là phương pháp làm đẹp xâm lấn ở mức độ nhẹ nhưng thời gian thực hiện lâu hơn 1 tiếng. Vì vậy, để tránh việc bệnh nhân trò chuyện gây ảnh hưởng đến bác sĩ trong quá trình làm việc, phương pháp tiền mê có kiểm soát là sự lựa chọn khá tối ưu.

Theo đó, bác sĩ sẽ gây tê dạng tiêm tại vị trí điều trị rồi cho bệnh nhân uống một liều thuốc an thần. Bệnh nhân sẽ ngủ nhưng không hoàn toàn mất ý thức, đồng thời cũng không nhớ được những hoạt động đã xảy ra trong quá trình phẫu thuật. So với gây mê toàn thân thì phương pháp này ít tác dụng phụ hơn, phù hợp với quy trình cắt mí, hút mỡ,…

Bệnh nhân sẽ được gây mê dạng tiêm rồi uống một liều thuốc an thần
Bệnh nhân sẽ được gây mê dạng tiêm rồi uống một liều thuốc an thần

Cắt mí không cần gây mê, gây tê có được không?

Do phương pháp cắt mí được thực hiện ở mức xâm lấn vừa phải nên chúng có thể thực hiện mà không cần gây tê tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi người. Trên thực tế, có một số người vẫn có thể chịu đau và giữ tinh thần thoải mái trong suốt quá trình thực hiện mà không cần gây tê. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá lo lắng và sợ đau thì có thể chọn cách tiêm gây mê hoặc gây tê dạng bôi đều được.

Những tác dụng phụ từ thuốc gây tê khi cắt mí có thể gặp

Về cơ bản, tạo hình mí mắt vẫn là một ca phẫu thuật nên chúng tiềm ẩn một số tác dụng phụ do thuốc gây tê, gây mê mang lại như

  • Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn và nôn trong vòng 1-2 ngày.
  • Cảm thấy miệng bị khô rát, muốn uống nhiều nước.
  • Đau họng do ống thở được đưa vào cổ họng trong quá trình phẫu thuật.
  • Xuất hiện những cơn rùng mình, ớn lạnh trong vài giờ.
  • Các loại thuốc để thư giãn cơ bắp có thể khiến người bệnh cảm thấy đau nhức vùng cơ.
  • Chóng mặt cũng là hiện tượng thường thấy do tác dụng phụ của thuốc gây tê.
Vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro do thuốc gây tê, gây mê khi cắt mí
Vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro do thuốc gây tê, gây mê khi cắt mí

Các nguy cơ này sẽ được bác sĩ giải thích cho bệnh nhân trong quá trình thăm khám trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, những nguy cơ này sẽ được giảm đáng kể nếu khách hàng thực hiện cắt mí có sức khỏe tốt, không có bệnh nền. Bên cạnh đó, việc phẫu thuật cần được tiến hành tại những cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn.

Đến đây, bạn có thể biết được phẫu thuật cắt mí gây mê hay gây tê? Trước khi quá trình này diễn ra, hầu hết các khách hàng sẽ được tư vấn cụ thể phương pháp gây tê phù hợp nhất với mỗi người. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ này nhé.

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận