Mí mắt bị sưng đỏ và ngứa | Nguyên nhân và cách khắc phục


Mí mắt bị sưng đỏ và ngứa thường là biểu hiện của các mô liên kết của vùng da xung quanh mí mắt bị viêm nhiễm, ứ dịch. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng tình trạng này cũng sẽ khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Cùng tìm hiểu cách điều trị sưng và ngứa mí mắt tại nhà nhé!

Thế nào là mí mắt bị sưng?

Mí mắt bị sưng là hiện tượng mí mắt sưng nề, bạn có thể nhận thấy được nó sưng ở mí trên hoặc mí dưới, cũng có khi là ở cả hai mí mắt. Việc mí mắt sưng ít hay nhiều sẽ tác động đến tầm nhìn đôi mắt.

Nếu mí mắt chỉ sưng nhẹ thì thường nhanh hết và không làm bạn ảnh hưởng thị lực. Nhưng nếu mí mắt sưng đau nặng, kèm theo rát, ngứa có thể khiến cho đôi mắt không mở ra nổi từ đó gây khó khăn khi nhìn, kéo theo ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.

Mí mắt bị sưng khiến cho vùng mắt nặng nề, có khi ảnh hưởng tầm nhìn
Mí mắt bị sưng khiến cho vùng mắt nặng nề, có khi ảnh hưởng tầm nhìn

Cách nhận biết mắt bị sưng như thế nào?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa mí mắt bị sưng đỏ và ngứa, bạn nên nắm rõ như dấu hiệu sau đây. Vì thông thường những trường hợp sưng đỏ và ngứa mí mắt có thể đang báo hiệu cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe như dị ứng, nhiễm trùng. Không chỉ sưng tấy, đau nhức và ngứa, bạn có thể kèm theo một vài dấu hiệu như:

  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Thường xuyên bị chảy nước mắt vô cớ
  • Mắt bị chảy dịch
  • Vùng da mí mắt bị khô, xuất hiện hiện tượng tự bong vảy trên da.
Mí mắt bị sưng đỏ và ngứa
Sưng mí mắt có thể gây khó chịu trên mắt của bạn

Mặc dù theo thông thường, mí mắt sẽ hết sưng sau vài ngày. Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy mắt bị sưng đau dữ dội, thử áp dụng mọi cách nhưng không thuyên giảm sau vài ngày.

Đặc biệt hơn, mắt bắt đầu có những dấu hiệu đáng nghi ngờ, hãy nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám, kiểm tra và lấy mẫu dịch xét nghiệm để có được cách khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân và cách chữa mí mắt bị sưng đỏ và ngứa

Đau mắt đỏ

Một trong những nguyên nhân khiến mí mắt bị sưng đỏ và ngứa là do bạn đang bị đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Đây là bệnh lây nhiễm do nhãn cầu bị các mô mỏng, trong suốt lót trong phần mí mắt phủ lên trên. Khi đau mắt đỏ, bạn sẽ cảm thấy mắt đỏ hoặc hồng, đau và ngứa, sưng mí mắt khó chịu.

Thông thường bệnh đau mắt đỏ sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày rồi tự động biến mất. Bạn có thể mắc phải do bị lây nhiễm từ người khác, dị ứng nước hoa hoặc nhiễm khuẩn…

Bạn nên hạn chế dùng chung vật dụng với người khác
Bạn nên hạn chế dùng chung vật dụng với người khác

Cách khắc phục: Bạn có thể thực hiện chườm ấm, bảo vệ và vệ sinh mắt sạch sẽ. Không nên chạm tay vào vùng mắt để tránh gây bội nhiễm. Bên cạnh đó, bạn nên rửa tay thường xuyên, sử dụng vật dụng cá nhân và hạn chế dùng chung đồ với người khác. Nếu các triệu chứng kéo dài và nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lẹo

Lẹo mắt là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mí mắt bị sưng đỏ và ngứa. Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này là do các tuyến trong mi mắt đang bị nhiễm trùng, đặc biệt là tuyến nước mắt. Hoặc cũng có thể do nhiễm trùng ở tuyến bã nhờn gần mi mắt, xuất hiện nhiều hơn ở những người có làn da dầu…

Lúc đầu, lẹo chỉ nổi đốt đỏ, ngứa và sưng đau. Vài giờ hoặc vài ngày sau sẽ có dấu hiệu sưng phồng như mụn mủ, nhiều người xuất hiện lẹo đầu trắng. Nguyên nhân là do không vệ sinh và bảo vệ mắt sạch sẽ, tiếp xúc nhiều với khói bụi, ô nhiễm…

Cách khắc phục: Bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa về mắt để kiểm tra mức độ nặng nhẹ. Uống thuốc hoặc thoa thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện thêm chườm ấm để làm giảm đau và tuyệt đối nên kiêng cữ mỹ phẩm trong thời gian điều trị. Không được tự ý nặn lẹo làm gây nhiễm trùng, tổn thương nặng nề lên mắt.

Lẹo mắt làm mắt trở nên đau ngứa
Lẹo mắt làm mắt trở nên đau ngứa

Mí mắt bị sưng đỏ và ngứa do dị ứng

Khi bị dị ứng, ngoài sưng đau, ngứa ngáy, bạn còn thấy xuất hiện dấu hiệu mắt đỏ, thường xuyên chảy nước mắt không rõ nguyên do. Một số nguyên nhân dẫn đến dị ứng có thể thấy như ô nhiễm khói bụi, phấn hoa, các mỹ phẩm, chăm sóc da, thức ăn, đồ uống…

Dị ứng ở mắt không gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm, nhưng làm người bệnh khó chịu, cản trở nhiều trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Cách khắc phục: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin. Nếu như chỉ là dấu hiệu nhẹ, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng.

Mệt mỏi kiệt sức, khóc nhiều

Những vấn đề trong cuộc sống, công việc khiến đầu óc bạn căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kiệt sức hoặc khóc quá nhiều cũng là những nguyên nhân khiến mắt làm việc quá tải, dẫn đến ứ nước sưng to và ngứa ngáy.

Cách khắc phục: Bạn có thể chườm lạnh với dưa leo, túi trà, đá lạnh… Cải thiện chất lượng giấc ngủ, khi ngủ nên nâng cao đầu, uống đầy đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để làm giảm tình trạng ứ nước trong mắt, giảm sưng hiệu quả.

Bạn nên đảm bảo giấc ngủ đầy đủ để giữ sức khỏe cho đôi mắt
Bạn nên đảm bảo giấc ngủ đầy đủ để giữ sức khỏe cho đôi mắt

Những bệnh liên quan đến mí mắt bị sưng

Mí mắt bị sưng ngoài những nguyên nhân từ tác động ngoại cảnh hay sinh lý thì nó còn tiềm ẩn những bệnh lý như:

  • Viêm tế bào ổ mắt: sẽ gây cảm giác đau đớn, sưng mí, khó chịu do bị nhiễm trùng mô mí mắt. Trường hợp này cần được bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh hoặc tiêm thuốc.
Tuyến lệ bị tắc cũng khiến mí mắt bị sưng viêm
Tuyến lệ bị tắc cũng khiến mí mắt bị sưng viêm
  • Herpes mắt: trong và quanh mắt bị nhiễm trùng tương tự như đau mắt đỏ đều khiến mí mắt bị sưng.
  • Viêm bờ mi: xung quanh lông mi có vảy, chân lông mi nhờn, viêm đau rất khó chịu.
  • Tắc ống lệ: thường gặp ở trẻ em do tuyến nước mắt bị tắc nghẽn gây viêm đau, đỏ ở mí mắt.
  • Viêm kết mạc: thường do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nấm khiến cho mi mắt sưng đau và ngứa ngáy. Bên cạnh đó nó cũng kèm theo các triệu chứng khác như đỏ, chảy dịch, nước mắt…
  • Lẹo mắt: nhiễm trùng ở chân lông mi làm cho mí mắt sưng đau, nổi đỏ, rất khó chịu, có thể thấy nhân mủ trắng.
  • Chắp mắt: sự ách tắc tuyến dầu nhờn ở mí mắt gây nên chắp, dấu hiệu là sự sưng tấy.
  • Mụn rộp mắt: nhiễm trùng trong hay quanh mắt, thường xuất hiện ở trẻ em.
  • Bệnh Grave: gây sưng viêm bên trong mắt.
  • Viêm mô tế bào hốc mắt: nhiễm trùng nên gây đau đớn trong mô mí mắt.

Ngoài ra, mí mắt bị sưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như bệnh thận, suy tim, suy gan, huyết khối xoang hang, phù nề…

Nhiễm trùng vùng mắt sẽ gây sưng đau, đỏ khó chịu
Nhiễm trùng vùng mắt sẽ gây sưng đau, đỏ khó chịu

Cách khắc phục mí mắt bị sưng hiệu quả

Khi đã biết những nguyên nhân mí mắt bị sưng thì các bạn cũng cần biết có những cách nào có thể khắc phục để giúp vùng mắt tươi sáng, khỏe mạnh. Theo các chuyên gia về mắt, tùy từng tình trạng sưng mí mắt cụ thể sẽ có cách điều trị hợp lý.

Với các trường hợp sưng mí mắt thông thường do khóc, ngủ nhiều, dị ứng thời tiết… thì có thể cải thiện bằng những cách tại nhà có thể áp dụng như: chườm lạnh, ngưng trang điểm mắt, không dụi mắt hay dùng tay sờ vùng mắt, uống nhiều nước…

Trường hợp mí mắt bị sưng bất thường, kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng dữ đội khác thì cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám chữa bằng phương pháp thích hợp tùy thuộc vào nguyên nhân sưng mí là gì:

  • Nếu sưng mí mắt do mụn rộp mắt, zona thì bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ kháng sinh.
  • Nếu dị ứng gây sưng mí thì điều trị bằng thuốc kê toa chuyên trị dị ứng.
  • Nhiễm trùng mắt thì sẽ dùng thuốc kháng sinh để điều trị sưng mí mắt.
  • Nếu bị mụn lẹo, mụn nước thì bác sĩ sẽ rạch nhỏ ở mí mắt để loại bỏ dịch.
  • Nếu mí mắt bị sưng do dị vật thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy dị vật đó ra khỏi mắt.
Điều trị sưng mí mắt đúng cách có thể giúp đôi mắt khỏe trở lại
Điều trị sưng mí mắt đúng cách có thể giúp đôi mắt khỏe trở lại

Mí mắt bị sưng đỏ và ngứa không chỉ làm cản trở sinh hoạt bình thường, nếu không tìm nguyên nhân và cách điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của đôi mắt, tính thẩm mỹ của gương mặt.

Vì thế bạn nên chăm sóc và quan sát mắt thường xuyên. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm được nguyên nhân cũng như cách khắc phục phù hợp. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!

Bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận