Đầu mũi bị cứng sau nâng là một trong những dấu hiệu thường để lại sau thẩm mỹ. Đây có được xem là biến chứng nguy hiểm hay không cần phải dựa trên từng tình trạng cụ thể và mức độ ảnh hưởng. Cùng chuyên gia làm rõ nguyên nhân và đi tìm biện pháp khắc phục trong bài viết hôm nay nhé.

Nguyên nhân đầu mũi bị cứng sau khi nâng mũi
Đầu mũi bị cứng sau nâng trên thực tế không quá nguy hiểm, bởi lẽ tình trạng này không kéo dài và sẽ biến mất dưới một chế độ chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, cũng có nhiều khách hàng phải đối mặt với hiện tượng này trong thời gian tình bằng tháng, sau đó trở thành biến chứng nguy hiểm. Chúng có thể bắt đầu từ những nguyên nhân sau:
Phần mô mềm bị tổn thương quá mức
Thực hiện nâng mũi là đã tác động đồng thời tới sụn, xương và các mô mềm. Trong quá trình phẫu thuật và gắn sụn nên để các sợi mô liên kết dưới da bị tổn thương sâu sẽ gây ra hiện tượng xơ cứng sau nâng.
Thông thường, các lớp da cứng này sẽ bị đào thải trong thời gian 1 – 3 tuần. Dưới sự sản sinh của các tế bào mới chúng sẽ dần bị thay thế và trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp khách hàng phải đối mặt với vấn đề xơ cứng cục bộ, các tế bào này không biến mất mà tạo thành một khối u xơ trên phần đầu mũi.

Do kỹ thuật xử lý nâng mũi không chuyên nghiệp
Nâng mũi đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải cao, hầu hết là người có cả chuyên môn và kinh nghiệm. Những bác sĩ yếu kém sẽ lựa chọn sai kỹ thuật nâng mũi do không xác định được khuyết điểm, cấu trúc và cấu tạo của khuôn mặt. Việc sử dụng sai kỹ thuật, lựa chọn sai sụn mũi không chỉ gây ra biến chứng như đầu mũi to mà còn có thể phá hỏng hoàn toàn cấu trúc mũi sau nâng.
Ngoài ra, cơ sở thẩm mỹ kém uy tín không đảm bảo tính vô khuẩn và vô trùng cũng gây ra ảnh hưởng đến kết quả và quá trình phục hồi.

Do cơ địa của khách hàng
Tình trạng đầu mũi bị cứng sau nâng không hiếm gặp. Thường xuất hiện trên những cơ địa nhạy cảm, dễ bị tăng sinh collagen, cơ chế tự đào thải hay quá trình phục hồi vết thương kém. Điều này cần được báo cáo với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Mũi bị cứng sau nâng có phải là biến chứng nguy hiểm hay không?
Tình trạng đầu mũi bị cứng sau nâng hiểu đơn giản là sự xuất hiện của các bao xơ quanh phần sụn nâng, đặc biệt là sụn nhân tạo. Xét về lý thuyết, đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi có sự xâm nhập của các chất liệu lạ. Tuy nhiên, có một số trường hợp nghiêm trọng thì hiện tượng đầu mũi sưng sẽ đi kèm với các phản ứng viêm tại chỗ, đau nhức dài ngày thậm chí là mưng mủ và hoại tử.
Đối với tình trạng này được xem là biến chứng nguy hiểm, cần đến ngay cơ sở thẩm mỹ uy tín để bác sĩ tiến hành giải phẫu sụn ghép ra ngoài, cắt bỏ bao xơ và loại bỏ các ổ nguy cơ hình thành sẹo. Lưu ý với những dấu hiệu nghiêm trọng như thế bạn hoàn toàn không thể tự xử lý tại nhà, cần phải có sự hỗ trợ đến từ các chuyên gia có kinh nghiệm.

Do đó trong thời gian sau nâng mũi cần quan sát kỹ hiện tượng này, nếu chúng có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì hãy liên hệ ngay chuyên gia để được tư vấn và xử lý.
Nâng mũi bao lâu thì hết cứng?
Thông thường các vùng da bị chai cứng này sẽ bị đào thải trong thời gian từ 1 – 3 tuần sau khi nâng mũi. Chỉ để lại một vài các mô nhỏ bị xơ hóa nhưng không đáng kể, chúng cũng sẽ được loại bỏ trong quá trình định hình form mũi, tùy theo cơ địa khách hàng mà có thể kéo dài 1 – 2 tháng.

Tuy nhiên, với những trường hợp được xem là biến chứng và cần tiếp tục can thiệp bởi một lần phẫu thuật thứ 2 thì thời gian phục hồi lâu hơn. Các ổ xơ này sẽ được loại bỏ hoàn toàn sau đó thực hiện kết hợp với các biện pháp gia cố để định hình lại cấu trúc mũi. Thời gian có thể kéo dài lên đến 1 năm để đạt được trạng thái ổn định
Cách chăm sóc để mũi không bị cứng quá lâu sau khi nâng
Trong trường hợp khách hàng gặp tình trạng đầu mũi bị cứng sau nâng như một phản ứng thông thường. Chúng tôi gợi ý bạn những cách chăm sóc phù hợp như sau:
- Vệ sinh vết thương đúng cách, không để da bị thấm ướt hay sử dụng các loại hoạt chất tẩy rửa quá sớm làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Thay băng cũng cần nhẹ nhàng và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh để huyết tương, dịch nhầy hay mủ bám lâu ngày trên da sẽ gây viêm nhiễm.

- Bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống và thông qua ăn uống hằng ngày. Cố gắng kiêng cử những thức ăn gây sẹo, dị ứng, thực phẩm cay nóng hay đồ chiên nhiều dầu mỡ.
- Không thức khuya và hạn chế tác động mạnh lên vết thương.
- Bôi kem chống nắng 2 tiếng một lần kết hợp che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
- Sử dụng thuốc bôi và kem trị sẹo theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi tốt nhất.

Đầu mũi bị cứng sau nâng tuy không phải là biến chứng nguy hiểm nhưng cần phải theo dõi liên tục để xử lý kịp thời. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết hôm nay bạn đã xác định được nguyên nhân và lựa chọn phương pháp khắc phục tình trạng đầu mũi bị cứng hiệu quả nhất nhé.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận