banner tháng 6

Chuyên gia tư vấn: Cắt mí mắt có được ăn khoai lang không?


Khoai lang mang lại những lợi ích nhất định đối với sức khỏe của cơ thể người bình thường. Vậy trong trường hợp vừa thực hiện phẫu thuật cắt mí thì sao? Cắt mí mắt có được ăn khoai lang không? Bài viết này sẽ giải đáp để bạn biết có nên đưa thực phẩm này vào thực đơn hậu phẫu không nhé!

Sau khi cắt mí chị em có được ăn khoai lang không?
Sau khi cắt mí chị em có được ăn khoai lang không?

Khoai lang chứa các thành phần dinh dưỡng nào?

Khoai lang là thực phẩm chứa giá trị dinh dưỡng cao và có hương vị thơm ngon. Vì vậy, loại thực phẩm này thường xuyên xuất hiện trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trước khi tìm hiểu cắt mí mắt có được ăn khoai lang không thì chúng ta cần hiểu được trong thực phẩm này chứa những thành phần gì. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g khoai lang như sau:

  • Calo: 86
  • Protein: 1,6 gram
  • Tinh bột: 28,5 gram
  • Carb: 20,1 gram
  • Chất xơ: 3 gram
  • Chất béo: 0,1 gram
  • Đường: 4,2 gram
  • Nước: 77%

Với bảng thành phần dinh dưỡng nêu trên thì bổ sung khoai lang cho cơ thể mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chất xơ trong khoai lang có lợi cho việc tiêu hóa và giúp nhuận tràng, lại chứa ít chất béo nên hạn chế tăng cân. Bên cạnh đó, protein chứa trong khoai lang là chất có khả năng chống oxy hóa, kết hợp với các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe khác. Bên cạnh đó, khoai lang còn phòng ngừa được một số chứng bệnh về viêm khớp, đái tháo đường, hen suyễn, ổn định nồng độ máu…

Thành phần khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể
Thành phần khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể

Sau khi cắt mí mắt có được ăn khoai lang không?

Theo ý kiến của các bác sĩ, sau khi cắt mí mắt chúng ta hoàn toàn có thể ăn khoai lang để bổ sung dinh dưỡng. Nhìn vào bảng giá trị dinh dưỡng có trong khoai lang, có thể thấy khá đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết tốt cho cơ thể. Ngoài ra, khoai lang có nguồn gốc thực vật lành tính nên không gây kích ứng vết cắt mí hay bất kỳ vết thương hở nào trên người.

Khoai lang hấp là cách chế biến giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi khẩu vị với món khoai lang như: khoai lang nướng, khoai lang chiên bằng nồi chiên không dầu, khoai lang lắc phô mai, canh sườn non nấu khoai lang…

Ăn khoai lang có những lợi ích gì cho người cắt mí?

Sau phẫu thuật cắt mí, bệnh nhân nên ăn khoai lang để hỗ trợ chữa lành vết thương và nhiều lợi ích khác:

  • Ăn khoai lang cung cấp chất vitamin A – carotenoid giúp nâng cao hệ miễn dịch hỗ trợ mắt mau lành và tốt cho thị lực.
  • Hàm lượng vitamin C và D giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch, phòng ngừa viêm nhiễm. Đồng thời còn thúc đẩy tái tạo các mô mềm giúp phát triển tế bào mới, phát triển da non cho vùng mí mắt nhanh ổn định.
  • Trong khoai lang có chứa sắt giúp hỗ trợ chuyển hóa Protein, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương.
  • Thành phần khoai lang chứa Kali giúp giảm co thắt cơ tại vùng mí mắt, tạo cảm giác dễ chịu hơn sau khi phẫu thuật và góp phần làm dịu hiện tượng sưng đỏ.
  • Trong khoai lang còn chứa rất nhiều khoáng chất kẽm, magie, canxi, phốt pho… rất tốt cho cơ thể.
Ăn khoai lang sau khi cắt mí hỗ trợ vết thương mau lành
Ăn khoai lang sau khi cắt mí hỗ trợ vết thương mau lành

Ăn khoai lang sau khi cắt mí cần lưu ý những gì?

Vậy là bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề cắt mí mắt có được ăn khoai lang không. Tuy nhiên, để hấp thụ chất dinh dưỡng từ khoai lang một cách tốt nhất thì bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Bạn cần đặc biệt chú ý cách chế biến khoai lang. Ưu tiên ăn khoai lang luộc, hấp hoặc nướng. Bạn không nên ăn khoai lang chiên, các loại khoai lang sấy khô hoặc đóng gói vì chúng đã mất đi thành phần dinh dưỡng quý giá của mình. Bên cạnh đó, những món ăn này thường chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và chất bảo quản dễ gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương cũng như sức khỏe của bạn.
  • Bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 200 – 300g khoai lang trong vòng 1 tuần. Không nên ăn khoai lang quá nhiều để tránh dư thừa các dưỡng chất gây ra các tác dụng phụ như trướng bụng, khó tiêu, ợ chua. Đặc biệt nếu nạp quá nhiều chất canxi từ khoai lang có thể gây sỏi thận.
  • Khi ăn khoai lang không nên ăn luôn vỏ bởi phần vỏ chứa một lượng ancaloit nhất định có thể gây hại cho đường tiêu hóa sau khi ăn vào.
  • Lựa chọn loại khoai có nguồn gốc nông sản sạch, hạn chế khoai lang lại tạo có dán nhãn biến đổi gen (GMO). Khi chọn khoai lang sống, bạn nên chọn các củ khoai lang cầm rắn tay, vỏ có màu tím đậm và không mọc mốc.
  • Không nên ăn khoai lang để qua đêm, khoai bị hỏng để tránh các vi khuẩn có hại.
  • Không nên ăn khoai lang cùng lúc với các loại đồ ngọt khác bởi thành phần khoai có chứa lượng đường nhất định, nếu nạp thêm có thể gây tình trạng trào ngược dạ dày. Những ai đang bị tiêu chảy, bệnh tiểu đường thì không nên ăn khoai lang.
  • Tuyệt đối không kết hợp khoai lang với các thực phẩm kỵ khoai lang như quả hồng, trứng, thịt gà, cua và bí đỏ để tránh các tình trạng như ngộ độc, đau dạ dày, nôn khan v…v, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
Chế biến khoai lang đúng cách để không làm mất chất dinh dưỡng
Chế biến khoai lang đúng cách để không làm mất chất dinh dưỡng

Mặc dù các bạn được dùng khoai lang sau khi cắt mí mắt nhưng chúng ta cũng đừng quên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác. Chẳng hạn, một số loại trái cây, rau, củ, quả như: dứa, cam, bưởi, đu đủ, chanh, cà chua, cà rốt, rau bina, các loại hạt… Đồng thời nên uống nhiều nước và một số loại nước ép hoa quả, bổ sung protein từ thịt nạc, đậu nành, sữa…

Cắt mí có được ăn rau lang không?

Ngoài câu hỏi cắt mí có được ăn khoai lang không thì chị em cũng thắc mắc cắt mí có được ăn rau lang không. Rau lang là một bộ phận của khoai lang nên có nhiều ý kiến cho rằng thực phẩm này cũng tốt cho vết thương cắt mí. Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ rau lang sau khi thẩm mỹ mắt xong vì những nguyên nhân như sau:

  • Rau lang chứa chất diệp lục hòa tan, đây là chất có khả năng khiến việc tổng hợp lactose cho máu bị đình trệ. Từ nguyên nhân này, cơ thể không tự tổng hợp được Protein – yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào da và khôi phục vết thương. Chính vì vậy, ăn rau lang sẽ khiến vết thương không khép miệng được, dễ gây ra biến chứng như nhiễm trùng, v…v.
  • Ăn rau lang sau khi cắt mí sẽ để lại sẹo trắng, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân do trong rau lang chứa các chất làm tăng hoặc giảm sắc tố da đột ngột. Tuy không gây sẹo lồi nhưng rau lang sẽ khiến vùng da non mới lên không đồng màu với màu da hiện tại của bạn.
  • Ăn rau lang khi có vết thương hở dễ bị tiêu chảy. Tương tự như khoai lang, rau lang cũng có tác dụng nhuận tràng vì chứa nhiều chất xơ. Tuy nhiên nhựa của rau lang sau khi nấu chín có tác dụng kích thích dạ dày và ruột khiến bạn dễ đau bụng, mất nước và ảnh hưởng quá trình lành thương.

Tốt nhất, chị em vừa cắt mí xong nên kiêng ăn rau lang đến khi vết thương lành hẳn, mí mắt hết sưng và ổn định. Thời gian kiêng ăn rau lang dao động từ 1 – 2 tuần, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số chị em có cơ địa khó lành, da yếu dễ có sẹo thì nên kiêng rau lang ít nhất 1 tháng đầu sau khi cắt mí.

Không ăn rau lang sau khi cắt mí
Không ăn rau lang sau khi cắt mí

Cách ăn khoai lang sau khi cắt mí đúng cách

Sau khi yên tâm rằng cắt mí mắt có được ăn khoai lang không, thì cách ăn khoai lang như thế nào đúng cách, tận dụng tối đa chất dinh dưỡng? Một số công thức chế biến khoai lang dưới đây bạn nên tham khảo để áp dụng:

Khoai lang hấp

Hấp cách thủy khoai lang hoặc hấp bằng hơi nước, hơi nóng sẽ giúp khoai lang giữ được độ ngọt tốt nhất và không bị ngấm phần nước luộc.

Cách thực hiện:

  • Chọn 2-3 củ khoai lang có vỏ màu tím đậm, không bị mốc hay bị lên rễ, cầm chắc tay. Đem đi rửa sạch bùn đất.
  • Xếp khoai vào vỉ hấp theo thứ tự củ to ở dưới củ nhỏ nằm trên để khoai chín đều.
  • Đổ nước vào nồi vừa phải, hấp ở mức 1000 độ C. Nước sôi thì bạn cho nhỏ lừa và đun thêm khoảng 10 phút.
  • Để khoái chín mềm đều, bạn có thể tắt bếp và ủ khoai như vậy thêm 5 phút. Món ăn sẽ ngon hơn khi bạn ăn lúc khoai lang còn ấm nóng.

Khoai lang luộc

Nếu bạn thích ăn khoai lang mềm, dẻo, mọng nước thì luộc chín là phương án tối ưu.

Cách chế biến:

  • Chọn khoai lang tươi, còn bám đất để tránh khoai để lâu bị héo.
  • Rửa sạch khoai, bỏ vào nồi và luộc chín khoảng 15-20 phút tùy khoai lớn hay nhỏ.
  • Với khoai ra, để nguội và ăn trong ngày để độ ngon và chất dinh dưỡng đảm bảo nhất.
Khoai lang luộc mềm, dẻo, mọng nước rất tốt cho cơ thể sau phẫu thuật
Khoai lang luộc mềm, dẻo, mọng nước rất tốt cho cơ thể sau phẫu thuật

Độn, hấp khoai lang cùng cơm

Khoai lang trộn cơm là món ăn đậm chất thời xưa của ông bà ta. Dù qua bao nhiêu năm nhưng ngày nay vẫn có nhiều người vẫn thích ăn và nấu lại món ăn tuổi thơ này.

Cách chế biến:

  • Khoai lang rửa sạch hết bùn đất, gọt vỏ và cắt từng khúc vừa ăn.
  • Vo gạo nấu cơm như bình thường, bỏ khoai chung vào nồi cơm. Bạn có thể chế thêm nước nhiều hơn so với nấu bình thường để cơm không bị khô.
  • Nhớ bật nút nấu cơm và chờ nút bật là cả cơm và khoai đều chín vừa.
Khoai lang độn cơm, món ngon tuổi thơ của nhiều người
Khoai lang độn cơm, món ngon tuổi thơ của nhiều người

Thực phẩm nên ăn và không nên ăn cho người cắt mí

Thực tế sau cắt mí, vùng mắt dễ bị kích ứng từ các tác động bên ngoài nên bạn cần chú trọng đến việc ăn uống kỹ lưỡng, đặc biệt với những người cơ địa yếu, vết thương lâu lành.

Sau cắt mí không nên ăn gì?

Có rất nhiều những trường học vì chủ quan vấn đề ăn uống, không kiêng cữ những loại thực phẩm sau dẫn đến nếp mí sưng đau, viêm nhiễm, để lại sẹo:

  • Rau muống: Khi hấp thụ lượng rau muống vào cơ thể khiến sản sinh ra nhiều collagen, từ đó hình thành sẹo lồi xấu xí.
  • Thịt bò: Đây là thực phẩm luôn nằm đầu danh sách những thứ gây nên sẹo thâm vùng da mới hình thành. Thịt bò rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong quá trình nếp mí mắt lành hẳn thì bạn nên kiêng khem kỹ càng.
  • Lòng trắng trứng: Trái ngược với thịt bò, lòng trắng trứng khiến vết thương hình thành sẹo loang lổ màu trắng. Tình trạng này tốn nhiều thời gian để làm mờ sẹo nên bạn nên “tạm quên” ăn trứng sau khi cắt mí.
  • Đồ nếp: Sau cắt mí hay bị vết thương hở, sinh mổ… bạn đều nên kiêng ăn đồ nếp, những món ăn chế biến từ nếp như: xôi, bánh chưng, chè… Bởi gạo nếp khiến vùng vết thương dễ kích ứng, dễ hình thành sẹo lồi phình đại.
  • Hải sản: Hầu hết các loại hải sản như: tôm, cua, cá, ốc, ghẹ… đều có chất tanh, ăn vào rất dễ bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ vùng da bị thương. Ngoài ra tính hàn trong hải sản cũng khá cao, nguy có hình thành sẹo khó tránh khỏi nếu ăn nhiều sau cắt mí.
Sau cắt mí hay bị vết thương hở bạn đều nên kiêng ăn món ăn từ nếp
Sau cắt mí hay bị vết thương hở bạn đều nên kiêng ăn món ăn từ nếp

Sau cắt mí mắt nên ăn gì?

Bên cạnh việc hạn chế ăn những thực phẩm không tốt, gây hại đến mí mắt sau phẫu thuật. Thì bạn cũng nên cung cấp thêm năng lượng, chất dinh dưỡng từ những thực phẩm sau:

  • Bông cải xanh: Đây là thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ, chất đạm và hàm lượng nước rất cao. Những dưỡng chất này đều hỗ trợ liền vết thương hở, tái tạo da, phục hồi nhanh chóng.
  • Cà rốt: Hàm lượng vitamin A trong cà rốt rất dồi dào, vừa giúp sáng mắt vừa hạn chế tình trạng oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
  • Các loại trái cây mọng nước: Bạn nên bổ sung thêm nhiều vitamin C từ các loại quả: cam, quýt, dâu tây, bưởi, ổi, dứa… Lượng nước trong những quả này rất nhiều giúp giữ ẩm cho da, tăng cường sức đề kháng và giúp vết thương mau lành.
  • Các loại ngũ cốc: Chất đạm có trong các loại ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng rất nhiều: hạnh nhân, hạt điều, óc chó, yến mạch, các loại đậu… Những loại ngũ cốc này vừa giúp kiểm soát cân nặng, tái tạo da mới giúp liền vết thương nhanh. Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên ăn quá 300g mỗi ngày để tránh bị sẹo lồi.
Sau cắt mí nên bổ sung uống nước ép, ăn nhiều trái cây chứa vitamin C
Sau cắt mí nên bổ sung uống nước ép, ăn nhiều trái cây chứa vitamin C

Với những chia sẻ trên, Seoul Center tin rằng bạn đã được thông tin đầy đủ về cắt mí mắt có được ăn khoai lang không, cắt mí có được ăn rau lang không. Khoai lang là thực phẩm lành tính, thành phần trong khoai lang có lợi cho việc phục hồi vết thương sau cắt mí nên chị em hoàn toàn có thể đưa thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày. Trong khi đó bạn nên kiêng cữ rau lang cho đến khi vết thương lành hẳn. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng việc ăn khoai lang, hãy lưu ý những vấn đề khi ăn khoai lang mà bài viết đã chia sẻ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

Bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận