Đồ nếp nằm trong nhóm thực phẩm cần kiêng khem sau khi cắt mí bởi chúng có nguy cơ gây mưng mủ cho vết thương, để lại sẹo lồi, sẹo xấu. Vậy cắt mí kiêng đồ nếp bao lâu? Lời giải đáp chi tiết kèm gợi ý thực đơn dinh dưỡng cụ thể của catmimathanquoc.com sẽ giúp vết rạch cắt mí phục hồi nhanh chóng nhất.
Sau cắt mí kiêng đồ nếp bao lâu?
Cần đảm bảo kiêng hoàn toàn đồ nếp sau cắt mí ít nhất 2-5 tuần cho đến khi vết thương khép miệng. Thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn tùy vào sự hồi phục của mỗi người. Nếu ăn đồ nếp quá sớm sẽ khiến vết thương bị mưng mủ, viêm nhiễm và lâu lành hơn. Thậm chí, với một số người có cơ địa dữ có thể để lại sẹo thâm, sẹo lồi khiến kết quả cắt mí không được như mong muốn.
Tác hại khi ăn đồ nếp sau cắt mí
Theo phân tích của các chuyên gia, sau khi cắt mí, vùng da xung quanh mắt có thể bị sưng và nhạy cảm hơn. Đồ nếp có tính nóng, nếu ăn ngay sau khi cắt mí sẽ làm chậm quá trình phục hồi sau cắt mí.
Đồng thời, đồ nếp làm tăng sinh collagen thúc đẩy quá trình hình thành sẹo lồi, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp có thể khiến vùng xung quanh mắt bị tổn thương lớn.
Ngoài ra, đồ nếp là tinh bột dạng nhánh, có các liên kết bền chắc khiến tiêu hóa khó khăn hơn. Điều này khiến cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, làm chậm quá trình phục hồi vết mổ.
Ngoài đồ nếp cần kiêng ăn gì sau khi cắt mí?
Ngoài tìm hiểu cắt mí kiêng đồ nếp bao lâu, bạn cũng cần nắm được một số thực phẩm cần tránh khác có nguy cơ gây kích ứng, sẹo lồi, sẹo thâm sau khi cắt mí. Dưới đây là danh sách cụ thể:
- Thịt vịt, thịt gà: Đây là nhóm thực phẩm có tính hàn khiến vết thương ngứa ngáy, sưng tấy, khó hồi phục.
- Rau muống: Trong thành phần của rau muống có thể chứa một số hoạt chất thúc đẩy tăng sinh collagen khiến vết thương khi lành để lại sẹo lồi.
- Thịt bò: Trong thịt bò có chứa hàm lượng protein cao kích thích tăng sinh collagen khiến vết rạch mí mắt trở nên thâm sạm mất thẩm mỹ.
- Hải sản: Tính hàn và tính tanh trong hải sản có thể khiến vết thương bị kích ứng, sưng đỏ sau khi cắt mí.
- Đồ ăn cay nóng: Các món ăn có tính nóng sẽ khiến vết thương dễ bị mẩn ngứa, kích ứng lâu hồi phục và dễ bị viêm nhiễm.
- Đồ uống có cồn và chất kích thích: Nhóm này bao gồm rượu bia, đồ uống có gas, cà phê, thuốc lá,…Chúng có thể khiến vết thương lâu hồi phục và ảnh hưởng đến quả thẩm mỹ sau khi cắt mí.
Thực đơn dinh dưỡng cho người sau khi phẫu thuật cắt mí
Sau khi phẫu thuật cắt mí, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bồi bổ sức khỏe, thúc đẩy vết thương mau lành hơn. Dưới đây là gợi ý một số nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung:
Nhóm thực phẩm giàu protein
Bổ sung protein giúp cung cấp các nguyên liệu cần thiết để xây dựng và sửa chữa các tế bào mô và cơ, từ đó thúc đẩy quá trình lành tổn thương. Một số thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt heo, thịt cừu, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin
Các loại vitamin A, vitamin C được khuyến khích bổ sung sau khi thực hiện cắt mí. Trong đó, vitamin C tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, một chất quan trọng để tạo ra mô mới và sửa chữa các tổn thương. Vitamin A giúp kháng viêm, giảm sưng và tăng cường hệ miễn dịch.
Một số thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao bạn nên cân nhắc sử dụng như cam, chanh, ổi, dâu tây,…Còn lại, nhóm thực phẩm giàu vitamin A có thể là cà rốt, khoai lang, bí đỏ,…
Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một thành phần quan trọng của các enzym trong cơ thể. Và các enzym này có vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và duy trì cấu trúc và chức năng của tế bào và mô. Ngoài ra, chúng cũng đóng vai trò trong việc duy trì cấu trúc của protein, tạo ra collagen và khôi phục tổn thương. Một số thực phẩm giàu kẽm gợi ý cho bạn như ngũ cốc, củ cải, hạt điều, quả bơ, hạt lanh, hạt bí,…
Cách chăm sóc mắt sau khi cắt mí giúp vết thương mau lành
Bên cạnh vấn đề cắt mí kiêng đồ nếp bao lâu, chị em cũng cần tham khảo thêm cách chăm sóc ngoài da để vết thương mau lành, tránh viêm nhiễm tối đa:
- Sử dụng bông tẩy trang hoặc miếng cotton có thấm nước muối sinh lý để lau sạch vết thương trên vùng mí mắt. Hạn chế tiếp xúc với nước hoặc các chất kích thích khác.
- Có thể chườm đá để giảm sưng, giảm đau vùng mí mắt trong 2 ngày sau phẫu thuật. Đảm bảo không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với vết rạch.
- Tránh va đập mạnh vào vùng mí mắt sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
- Tuyệt đối không gãi, dụi mắt khi thấy ngứa.
- Hạn chế trang điểm vùng mắt bởi các hóa chất có trong mỹ phẩm có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Trên đây là giải đáp chi tiết vấn đề cắt mí kiêng đồ nếp bao lâu và những cách chăm sóc mắt giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, chị em cũng nên tái khám định kỳ để được đánh giá hiệu quả và phát hiện kịp thời các biến chứng tiềm ẩn.
Bình luận