banner thang 12
banner thang 12

Cắt mí có được ăn mì tôm không? Kiêng ăn mì tôm bao lâu?


Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nhiều người có thói quen dùng thức ăn nhanh vì tính tiện lợi. Điển hình như mì tôm là sản phẩm có giá thành rẻ, dễ chế biến. Tuy nhiên với những chị em sau khi cắt mí, thì việc ăn mì có ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương không? Cắt mí có được ăn mì tôm không? Bài viết sau đây catmihanquoc.com sẽ giải đáp và chia sẻ kiến thức tới chị em nhé!

Có được ăn mì tôm sau khi cắt mí không?
Có được ăn mì tôm sau khi cắt mí không?

Vậy cắt mí có được ăn mì tôm không?

Cắt mí là phương pháp thẩm mỹ giúp bạn có đôi mắt hai mí rõ nét và thu hút. Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ tạo một đường nhỏ phía trên da mắt để tạo nếp gấp. Điều này có nghĩa sau khi cắt mí, chị em sẽ có vết thương hở trên người và cần chú ý kiêng cữ một số thực phẩm để không ảnh hưởng đến vết thương. Một trong số những loại thức ăn cần tránh chính là mì tôm.

Tại sao cắt mí không nên ăn mì tôm, cùng điểm qua các nguyên nhân sau để hiểu vì sao mì tôm được cho là “kẻ thù” không đội trời chung với chị em sau khi cắt mí.

Mì tôm gây kích ứng vết thương

Trong sợi mì tôm có chứa bột tôm, bột thịt gà và bột cá. Các tín đồ làm đẹp nghe đến đây hẳn biết đây là những loại thực phẩm thường bị hạn chế sau khi thẩm mỹ. Tôm, thịt gà, cá biển sẽ khiến vết cắt mí dễ bị dị ứng cực kỳ ngứa ngáy, chưa kể đã qua quá trình chế biến nên hầu như không còn giá trị dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, những loại dầu cay, sa tế, bột ớt trộn lẫn trong mì tôm khiến cơ thể bạn kích ứng, ngăn chặn quá trình liền sẹo. Vết thương cũng vì thế lâu lành, chảy dịch nhiều hơn và khó định hình nếp mí đẹp ổn định.

Mì tôm gây mất cân bằng dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là protein rỗng và các loại calo không có lợi. Nhờ hai chất này nên mì tôm có khả năng khiến bạn có cảm giác no bụng lâu nhưng trên thực tế lại không hề cung cấp vitamin hay các khoáng chất cần thiết có lợi cho việc phục hồi vết thương.

Hơn nữa sau khi ăn no, bạn khó lòng tiêu thụ thêm các loại thực phẩm khác như thịt cá, trái cây, rau củ. Nếu bạn ăn mì thường xuyên sẽ mất cân bằng dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Mì tôm thơm ngon nhưng lại không chứa giá trị dinh dưỡng
Mì tôm thơm ngon nhưng lại không chứa giá trị dinh dưỡng

Ăn mì tôm gián tiếp khiến vết thương cắt mí lâu lành

Sau khi cắt mí, chị em cần tuyệt đối giữ gìn vệ sinh vết thương sạch sẽ để tránh gặp biến chứng. Vùng da mắt vốn rất mỏng manh, các bác sĩ thường khuyên không để nước chạm vào vết cắt mí. Trong khi đó, khi ăn mì bạn sẽ phải tiếp xúc với hơi nước từ vắt mì phả ra. Dù cố gắng tránh né thế nào thì việc hơi nước chạm vào nếp mí cũng rất khó tránh khỏi.

Chưa kể, vị cay và sức nóng của mì cũng dễ khiến bạn đổ mồ hôi hoặc chảy nước mắt, dễ gây nhiễm trùng vết thương. Đây là một trong những lý do bạn nên cân nhắc cho câu hỏi cắt mí có được ăn mì tôm không.

Ăn mì tôm dễ gây nhiều bệnh

Trong mì tôm chứa một lượng lớn bột ngọt và muối. Ngoài ra, thành phần của món ăn này còn chứa nhiều chất không có lợi cho cơ thể như carbohydrate, hàm lượng chất béo và calo cao không những làm tăng nguy cơ béo khiến cơ thể phải làm việc liên tục để đào thải. Trong lúc cần tập trung năng lượng để tái tạo tế bào da thì việc cơ quan nội tạng làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Chưa kể, chất liệu cốc mì làm từ nhựa rẻ tiền thường sản sinh chất độc khi gặp nước nóng trên 65 độ C. Chất độc tích tụ thường kéo theo nhiều căn bệnh như đau dạ dày, viêm đại tràng, tiểu đường, ảnh hưởng tim mạch v…v.

Các bệnh do mì tôm gây ra ảnh hưởng xấu đến vết cắt mí
Các bệnh do mì tôm gây ra ảnh hưởng xấu đến vết cắt mí

Cắt mí nên kiêng ăn mì tôm bao lâu?

Ngoài câu hỏi cắt mí có được ăn mì tôm không thì việc nên kiêng mì tôm trong bao lâu cũng được nhiều chị em quan tâm. Với các tác hại mì tôm gây ra cho việc cắt mí đã kể trên, tốt nhất bạn nên kiêng ăn mì gói cho tới khi vết thương đã lành hẳn và lên da non.

Mì tôm không nằm trong nhóm thực phẩm cần thiết nên việc kiêng ăn mì tôm lâu dài không gây ảnh hưởng gì. Thông thường, vết cắt mí thường mất khoảng 5 – 7 ngày để khép miệng và 3 – 4 tuần cho đến khi lành hẳn, tùy thuộc vào cơ địa của từng người và trình độ của bác sĩ. Vậy nên tốt nhất bạn hãy loại bỏ mì tôm ra khỏi bữa ăn ít nhất 1 tháng kể từ lúc kết thúc điều trị. Với một số bạn có cơ địa nhanh lành hơn, bạn có thể quan sát bằng mắt thường tình trạng vết cắt mí hiện tại của mình và tự đưa ra quyết định.

Cần kiêng ăn mì tôm ít nhất 1 tháng sau khi cắt mí
Cần kiêng ăn mì tôm ít nhất 1 tháng sau khi cắt mí

Ăn mì tôm có để lại sẹo không?

Ăn mì tôm có thể gây ra sẹo sau khi cắt mí. Bởi lẽ, cắt mí tạo ra vết thương hở mà trong mì tôm có chứa bột tôm, bột gà, muối, đường, dầu cay,…Những thành phần này đều có thể ảnh hưởng đến vết thương như kích ứng, sưng tấy, vết thương khi lành để lại sẹo xấu.

Bên cạnh đó, mì tôm còn khiến cơ thể nóng trong, dễ để lại mụn gây cản trở quá trình phục hồi vết thương. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên khách hàng không nên ăn mì tôm sau khi thực hiện bất kỳ ca phẫu thuật nào.

Lỡ ăn mì tôm sau cắt mí có sao không?

Nếu bạn lỡ ăn mì tôm với số lượng ít, khoảng 1-2 gói/tuần thì có thể an tâm bởi chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến vết rạch. Tuy nhiên, cần ngừng ăn mì tôm ngay để tránh ảnh hưởng đến vết rạch cũng như tính thẩm mỹ mong muốn.

Trong trường hợp bạn ăn quá nhiều, thậm chí có ăn kèm cùng thịt bò, gà, hải sản thì khả năng vết thương mưng mủ, viêm nhiễm rất cao. Khi gặp triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy, vết thương quá 1 tuần không có dấu hiệu phục hồi thì cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Lỡ ăn mì tôm quá nhiều có thể khiến vết thương lâu lành hơn so với dự kiến
Lỡ ăn mì tôm quá nhiều có thể khiến vết thương lâu lành hơn so với dự kiến

Ngoài mì tôm, cắt mí cần kiêng những loại thức ăn gì?

Như các bạn đã biết, khi cơ thể có vết thương hở, đặc biệt là vết thương từ biện pháp thẩm mỹ. Chúng ta càng phải chú ý vấn đề dinh dưỡng sao cho vết thương nhanh lành, không kích ứng và không để lại sẹo. Chính vì thế, ngoài mì tôm thì bạn cần hạn chế những thực phẩm này sau khi cắt mí.

  • Các loại thủy, hải sản: Các loại hải sản, đặc biệt là hải sản có vỏ sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục của đôi mắt. Trong một số trường hợp, chị em khi ăn hải sản sẽ bị phát ban, nổi mẩn và vô tình cào gãi vết thương.
  • Thịt bò: Thịt bò là thủ phạm khiến vết thương của bạn khó hồi phục. Sau khi vết thương lành thì vùng da thường bị tăng sắc tố, chênh lệch màu da với những vùng xung quanh và gây ra sẹo thâm.
  • Rau muống: Các chất trong rau muống khiến các sợi collagen đứt gãy sinh ra không kiểm soát. Bề mặt vết thương sẽ lành theo cách không tự nhiên, vùng da non nhô lên cao trở thành sẹo lồi ngay mí mắt, vô cùng mất thẩm mỹ.
  • Món ăn từ nếp: Nếp là món ăn quen thuộc thường có mặt trong đời sống của người Việt Nam. Tuy nhiên tương tự như mì tôm, nếp có tính nóng và khó tiêu, dễ gây đầu bụng. Khiến vết thương nóng ran, mưng mủ và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
 Ngoài mì tôm, đồ nếp là thứ cần tránh xa sau khi cắt mí
Ngoài mì tôm, đồ nếp là thứ cần tránh xa sau khi cắt mí

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc của mình cho vấn đề cắt mí có được ăn mì tôm không? Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Hotline: 1800 3333 hoặc truy cập Website: https://catmimathanquoc.com/ để tham khảo kỹ hơn bạn nhé!

Bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận