Tháng 4 - Siêu ưu đãi

Giải đáp thắc mắc: Cắt mí có được ăn bún không?


Chế độ chăm sóc hậu phẫu của người vừa cắt mí rất nghiêm ngặt và đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên không phải món ăn nào bạn cũng nắm chắc được câu trả lời “nên ăn hay không”, trong đó có các loại bún. Hãy cùng tìm hiểu cắt mí có được ăn bún không qua bài viết sau đây nhé!

Lợi ích của bún đối với sức khoẻ

Bún là loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn, món ăn truyền thống của người Việt Nam. Không chỉ giúp các món ăn trở nên hấp dẫn, bún còn sở mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

 Bún là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bún là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
  • Bún có hàm lượng chất béo và carbohydrates ít, nhờ đó hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả.
  • Bún có chứa hàm lượng cao chất xơ, thành phần này giúp cải thiện tiêu hóa tốt hơn.
  • Trong bún cũng cung cấp đến cơ thể một lượng sắt, thúc đẩy lưu thông máu.
  • Khoáng chất canxi cũng được tìm thấy trong bún, giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Bún có chỉ số đường huyết thấp, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những ai mắc bệnh lý tiểu đường.

Sau khi cắt mí có được ăn bún không?

Sau khi cắt mí bạn hoàn toàn CÓ thể ăn bún như bình thường mà không sợ ảnh hưởng đến vết thương cũng như quá trình hồi phục. Bởi bún là món ăn mềm, dễ tiêu hóa và không có các thành phần dễ gây dị ứng nên hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn uống sau khi cắt mí.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên ăn các món bún kèm theo các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như: bún bò, bún xào, bún riêu,… Vì sẽ dễ làm vết thương bị ngứa ngáy, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi cắt mí.

Sau khi cắt mí bạn chỉ được ăn một số loại bún nhất định
Sau khi cắt mí bạn chỉ được ăn một số loại bún nhất định

Những điều cần lưu ý khi ăn bún

Sau khi tìm hiểu cắt mí có được ăn bún không, bạn cùng cần biết thêm về những điều cần lưu ý khi ăn bún sau cắt mí để đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thẩm mỹ. Cụ thế bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cần đảm bảo sử dụng bún chất lượng, không chứa các thành phần có hại cho sức khỏe như hàn the. Do đó, bạn nên ưu tiên mua bún tại các cơ sở uy tín, chất lượng.
  • Kết hợp ăn bún cùng các loại thúc đẩy quá trình hồi phục sau khi cắt mí diễn ra nhanh chóng hơn như: rau củ quả tươi, thịt heo, các loại đậu,…
  • Nên ăn bún có kèm nước dùng, bởi các món ăn này thường mềm và dễ nhai hơn, tránh gây áp lực đến vùng mắt.
  • Không nên ăn bún với các loại thực phẩm dễ gây kích ứng và để lại sẹo sau khi cắt mí như: hải sản, thịt bò, trứng, rau muống,…
  • Không nên ăn bún thường xuyên, nếu không cơ thể sẽ thiếu chất, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục hậu cắt mí.

 Nên ăn bún kèm nước lèo, dễ nhai để tránh gây áp lực lên vùng mí mắt khi nhai

Nên ăn bún kèm nước lèo, dễ nhai để tránh gây áp lực lên vùng mí mắt khi nhai

Một số câu hỏi về các loại bún sau cắt mí

Dưới đây là một số câu hỏi về vấn đề nên hay không nên ăn một số món ăn có nguyên liệu chính là bún sau khi cắt mí:

Cắt mí có ăn được bún chả không?

Sau khi cắt mí, bạn hoàn toàn có thể ăn bún chả bình thường bởi trong bún chả có thành phần chính là thịt heo và một lượng nhỏ các gia vị khác như tỏi, muối, đường, mì chính,…Đây đều là những thành phần không ảnh hưởng tới vết rạch mí mắt.

Bạn có thể ăn bún chả bình thường sau khi cắt mí
Bạn có thể ăn bún chả bình thường sau khi cắt mí

Cắt mí ăn bún riêu được không?

Trái ngược với bún chả, bạn không thể ăn bún riêu sau khi cắt mí bởi riêu được làm từ cua đồng xay dễ gây kích ứng, ngứa ngáy cho vết cắt mí. Khi cảm thấy khó chịu, bạn sẽ đưa tay lên sờ gãi gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mong muốn. Thậm chí, với những người có cơ địa dữ thì cua với tính hàn có thể gây sưng tấy, mưng mủ và để lại sẹo lồi.

Cắt mí có ăn được bún đậu mắm tôm không?

Ngoài bún riêu thì bún đậu mắm tôm cũng được liệt vào danh sách không nên ăn sau khi cắt mí. Bởi lẽ, mắm tôm được chế biến bằng cách lên men các loại tôm và moi. Chúng đều là những hải sản có vị tinh, tính hàn tạo cảm giác sưng tấy, ngứa ngáy cho vết cắt mí.

Mắm tôm có trong bún đậu chính là nguyên nhân khiến vết cắt mí ngứa ngáy, khó chịu
Mắm tôm có trong bún đậu chính là nguyên nhân khiến vết cắt mí ngứa ngáy, khó chịu

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc cắt mí có được ăn bún không và gợi ý được những thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!

Bài viết liên quan:

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận