Vấn đề kiêng khem sau khi thẩm mỹ là một vấn đề rất quan trọng, trong chế độ chăm sóc, dinh dưỡng. Vì vậy không ít bạn lo ngại rằng rằng sau khi cắt mí có được ăn bánh mì được không, nếu bạn có chung băn khoăn ó, hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!
Bánh mì có tốt cho sức khỏe không?
Món ăn phổ biến ở thế giới và ngay cả Việt Nam
Trước khi tìm hiểu cắt mí có ăn bánh mì được không, cùng xem thực phẩm này có tốt cho sức khỏe không nhé!
Bánh mì là món ăn phổ biến trên thế giới ngay cả tại Việt Nam. Vì dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau và là món ăn nhanh giải quyết cứu đói cho những bạn luôn bận rộn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mì quá nhiều có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm, cụ thể như:
- Tăng đường huyết, khiến mỡ máu tăng cao: bánh mì được làm từ bột ngũ cốc, cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa nhanh chóng thành glucose trong máu, kích thích sản xuất các hormone béo insulin. Lượng đường trong máu tăng giảm liên tục có thể khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng lớn một chu kỳ ăn thường xuyên, dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát mà bạn không mong muốn.
- Chứa nhiều Gluten xấu: bánh mì có thành phần chính là lúa mì. Trong lúa mì có chứa một loại protein được gọi là gluten.
- Khó tiêu hóa: Gluten trong bánh mì khó tiêu hóa, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như táo bón, rối loạn tiêu hóa nếu ăn thường xuyên Cần lưu ý ở người già và trẻ em là hai đối tượng dễ mắc bệnh.
Tác nhân gây bệnh khó tiêu hóa khi ăn bánh mì
- Làm giảm hấp thụ nhiều dinh dưỡng thiết yếu: Bánh mì đáp ứng nhu cầu khi đói nhưng nó là nguyên nhân làm giảm hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Các axit phytic trong lúa mì sẽ tạo phản ứng hóa học với các chất kẽm, sắt, canxi dẫn đến không tạo thành chất dinh dưỡng.
- Làm gia tăng cholesterol xấu: Theo các nghiên cứu, bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
- Chứa nhiều muối: Các loại bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định, đặc biệt khi kết hợp cùng nhiều thực phẩm được ưa chuộng khác như hamburger, pizza hay sandwich… Bạn ăn các loại bánh mì này đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức cho phép.
- Gây mệt mỏi: Đây là vấn đề cần đáng quan tâm, trong cuộc sống ngày thường của bạn, bởi vì sự tỉnh táo, thoải mái giúp bạn cân bằng được trong công việc, cuộc sống của bạn. Thủ phạm gây ra các triệu chứng mệt mỏi liên tục và tình trạng thừa cân chính là bánh mì . Trong bánh mì có chứa các chất protein biến đổi gene, các nhà khoa học cho biết việc sử dụng bánh mì trắng thường xuyên dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ.
Nguyên nhân gây ra ảnh hưởng hoạt động của não bộ thủ phạm là bánh mì
Cắt mí có ăn bánh mì được không?
Qua những điều kể trên bạn có thể phần nào hiểu được bánh mì có tốt cho sức khỏe hay không. Tuy nhiên bởi vì cuộc sống là trải nghiệm hưởng thụ được ăn uống những gì bạn thích, thế nên bạn chỉ cần hạn chế ăn bánh mì mà không nên lạm dụng nó mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo nhiều món ăn ngon tốt cho sức khỏe khác và xen kẽ với bánh mì, để giúp bạn có một sức khỏe tốt với chế độ dinh dưỡng tốt mà bạn không cần phải lo lắng có nên tuyệt đối bỏ bánh mì hay không nhé!
Chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm trả lời được cho câu hỏi bạn luôn thắc mắc cắt mí có ăn bánh mì được không, vì không có bất kỳ nghiên cứu khoa học hay bằng chứng nào cho rằng nên tránh ăn bánh mì sau thẩm mỹ. Nếu bạn gặp phải tình trạng sưng, sẹo xảy ra có thể xuất hiện sau khi bạn ăn bánh mì, đó chính là do nguồn gốc cơ thể bạn bị sẹo lồi hoặc do thực phẩm ăn kèm bánh mì có thành phần gây nên sẹo.
Vậy là đã giải đáp cho bạn được phần cắt mí có ăn bánh mì được không, nhưng bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lí nên kiêng khem những món sau đây: Trứng gà, rau muống, hải sản vỏ cứng, thịt gà,…
Những thực phẩm cần nên tránh sau khi cắt mí
Xem thêm: Cắt mí ăn gì và nên kiêng ăn thực phẩm gì
Nên ăn bánh mì thế nào cho đúng sau khi cắt mí?
Như vậy, có thể thấy việc cắt mí có ăn bánh mì được không sẽ còn phụ thuộc vào thành phần có trong bánh mì mà bạn ăn. Vì thế, việc chọn lựa bánh mì để ăn sau khi cắt mí là rất quan trọng.
Những loại bánh mì không nên ăn sau khi cắt mí
Sau khi cắt mí, bạn không nên ăn các loại bánh mì có nhân sau:
- Bánh mì nhân thịt bò.
- Bánh mì nhân thịt gà.
- Bánh mì nhân trứng.
- Bánh mì nhân hải sản.
Các loại bánh mì kể trên đều có các thành phần gây sẹo và ảnh hưởng xấu tới vết thương, khiến vết thương lâu lành. Ngoài ra, khi ăn bánh mì thì bạn cũng nên hạn chế cho thêm ớt cay, tiêu, muối,… và các loại rau sống, dưa muối,… nữa nhé.

Cắt mí nên ăn các loại bánh mì nào?
Nếu bạn vẫn muốn ăn bánh mì sau khi cắt mí, bạn chỉ nên ăn các loại bánh mì sau để đảm bảo an toàn:
- Bánh mì nhân thịt heo, xá xíu.
- Bánh mì kẹp sữa, bơ.
- Bánh mì chay.
- Bánh mì gối đen.
- Bánh mì gối nho.
- Salad bánh mì.

Nhìn chung, mọi loại bánh mì có nhân chay, kết hợp với rau, củ, quả, hạt, ngũ cốc,… đều là những loại bánh mì an toàn mà bạn có thể ăn sau khi cắt mí.
Cần nên kiêng khem thêm những gì sau khi cắt mí?
Để mắt nhanh lành và đẹp các nàng đã xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, bên cạnh đó các nàng cũng cần nắm rõ những lưu ý khác trong việc chăm sóc và nghỉ ngơi. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
- Hạn chế trang điểm vùng mắt: Là điều kiêng khem nên được lưu ý nhất. Nên hạn chế 2 tuần đến 1 tháng để đảm bảo vết thương hồi phục Vì việc makeup vùng mắt là tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho nếp mí mới cắt, bởi các chất trong phấn nếu lem vào mắt dễ dẫn tới dị ứng, nhiễm trùng. Vùng còn lại cũng cần chú ý trang điểm cẩn thận.

- Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức: Sau khi cắt mí, bạn cần nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi trở lại. Đảm bảo ngủ từ 8-8,5 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 11h để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, việc thức khuya sẽ làm chậm quá trình phục hồi mí.
- Tránh làm việc quá lâu với các thiết bị điện tử: hạn chế tối đa sử dụng điện thoại, laptop hay xem tivi,… Cùng với đó, kiêng làm việc quá sức, bê vác đồ nặng hay có những tác động mạnh như ánh nắng tới mắt. Cần đảm bảo đeo kính râm và che chắn vùng mắt cẩn thận.
Những thực phẩm cần phải kiêng hậu cắt mí
Bên cạnh những điều cần kiêng ở trên, bạn cũng cần phải kiêng ăn các món ăn không tốt cho mí mắt dưới đây:
- Thịt bò: Thịt bò là một loại thịt rất giàu protein, lại có sắc tố đỏ nên dễ gây ra sẹo thâm, sẹo lồi tại vết cắt mí mắt.
- Rau muống: Rau muống là loại rau duy nhất gây ra sẹo lồi nên bạn tuyệt đối không nên ăn loại rau này sau khi cắt mí.
- Hải sản: Ăn hải sản rất dễ gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng, khiến vết thương trở nên ngứa ngáy, khó chịu và lâu lành.
- Đồ nếp: Đồ nếp làm vết thương bị mưng mủ, sưng tấy, kéo dài thời gian phục hồi vết thương, ảnh hưởng tới mí mắt.
- Các loại đồ cay nóng: Ớt, tiêu,… hay bất kỳ loại thực phẩm cay nóng nào đều sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa máu trong cơ thể, khiến vết thương lâu lành hơn.
- Chất kích thích: Chất kích thích là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vết thương bị viêm nhiễm, khó lành và khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, chán ăn.

Bên cạnh đó, hãy vệ sinh mắt, uống thuốc đều đặn mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ để mí mắt mau lành. Nếu bạn thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc kể trên, thì bạn sẽ chỉ mất khoảng 1-2 tuần là mí mắt sẽ phục hồi và vào form đẹp nhất.
Một số câu hỏi liên quan khác bạn nên biết
Ngoài câu hỏi cắt mí có ăn bánh mì được không, chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật cắt mí.
Ăn bánh mì có để lại sẹo không?
Ăn bánh mì hoàn toàn không để lại sẹo cho vết thương bởi chúng không có bất kì thành phần nào được ghi nhận là có khả năng gây ra sẹo. Tuy nhiên, bánh mì là thực phẩm ít dinh dưỡng. Trong khi đó, cơ thể khi có vết thương cần bổ sung năng lượng gấp đôi để mau chóng phục hồi. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm xúc xích, thịt xá xíu,… để có bữa ăn chất lượng hơn.
Bánh mì có phải đồ nếp không?
Bánh mì hoàn toàn không phải là đồ nếp. Đồ nếp bao gồm các món ăn được làm từ gạo nếp như bánh chưng, xôi,…được khuyến nghị không nên dùng sau khi cắt mí bởi chúng có nguy cơ bị mưng mủ, để lại sẹo xấu. Trong khi đó, thành phần chính của bánh mì bao gồm: bột mì, men nở, đường, dầu ăn, sữa tươi,…Vì vậy, bạn có thể an tâm khi sử dụng bánh mì trong các bữa ăn chính/phụ hàng ngày.

Cắt mí ăn bánh xèo được không?
Không nên ăn bánh xèo sau khi cắt mí bởi trong thành phần của bánh xèo có chứa tôm. Đây là một loại hải sản có nguy cơ gây ngứa và khó chịu cho vết thương. Nếu ăn nhiều có thể gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi cắt mí.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp chi tiết về thắc mắc cắt mí có ăn bánh mì được không. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Cắt Mí Hàn Quốc để cập nhật cho mình nhiều kiến thức làm đẹp hữu ích bạn nhé!
Bài viết liên quan:
Bình luận