Tháng 4 - Siêu ưu đãi

[Giải đáp] Có nên áp dụng cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà?


Sạn vôi ở mắt là bệnh khá lành tính và ít gây biến chứng. Chính điều này khiến cho người bệnh chủ quan tìm các cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà.  Tuy nhiên, việc tự ý điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro như giác mạc bị tổn thương, sạn vôi tái phát nhiều lần.

Có nên tự ý chữa sạn vôi ở mắt tại nhà?
Có nên tự ý chữa sạn vôi ở mắt tại nhà?

Sạn vôi ở mắt là gì? Nguyên nhân

Sạn vôi ở mắt là tình trạng canxi lắng đọng ở dưới lớp kết mạc sụn mi của mắt gây cảm giác cộm, ngứa, chảy nước mắt. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có thể có một hoặc nhiều sạn vôi ở mi mắt 1 bên hoặc cả 2 bên. Thông thường, sạn vôi ở vùng mí dưới sẽ dễ phát hiện hơn vùng mi trên bởi mi trên cần phải lật mí mới thấy.

Tình trạng sạn vôi ở mi mắt thường thấy ở những đối tượng như:

  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, thời tiết.
  • Người hay bị lẹo mắt, chắp mắt tái đi tái lại.
  • Người bị viêm kết mạc mãn tính như: đau mắt đỏ, viêm kết mạc dị ứng.
  • Người hay bị khô mắt
Hình ảnh sạn vôi ở vùng mí mắt trên
Hình ảnh sạn vôi ở vùng mí mắt trên

Cách nhận biết sạn vôi ở mắt

Cách đơn giản nhất để nhận biết sạn vôi ở mắt đó là lật vùng mi dưới sẽ thấy nhiều hạt màu trắng đục có kích thước bằng đầu bút bi nằm ở kết mạc sụn mi. Nếu sạn nằm sâu bên trong vùng kết mạc này thì sẽ không gây đau. Nếu sạn vôi lớn, trồi lên trên sẽ tạo cảm giác đau, cộm ngứa, chảy nước mắt.

Khi phát hiện, cần có biện pháp điều trị dứt điểm, tránh để sạn vôi lớn dần sẽ cọ vào giác mạc gây trầy xước, viêm nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Có nên áp dụng cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà hay không?

Câu trả lời là tuyệt đối không nên áp dụng cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà bởi mắt là vùng nhạy cảm. Nếu dùng thuốc hoặc biện pháp tác động không đúng sẽ gây tổn thương, nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Nếu sạn vôi không gây kích ứng, vào ban ngày, bạn có thể nhỏ nước mắt nhân tạo và sử dụng thuốc mỡ tra mắt vào ban đêm. Tuy nhiên, sau 2 ngày không thấy có tiến triển, hãy đi tới cơ sở y tế để được thăm khám.

Với những bệnh nhân được chẩn đoán sạn vôi thì sẽ được chỉ định làm tiểu phẫu lấy sạn. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng kết mạc sụn mi và dùng kim chích có mặt vát để lấy sạn vôi ra ngoài. Thời gian thực hiện khá nhanh và ít gây đau đớn.

Thực hiện tiểu phẫu lấy sạn vôi là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất
Thực hiện tiểu phẫu lấy sạn vôi là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất

Sau khi kết thúc tiểu phẫu, bệnh nhân sẽ được kiểm tra và cho phép về nhà ngay. Bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng viêm, nhỏ mắt theo tình trạng hiện tại. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Cách phòng ngừa sạn vôi ở mắt sau tiểu phẫu

Theo các kết quả nghiên cứu, tỷ lệ biến chứng của sạn vôi ở mắt không cao nhưng có khả năng tái phát nếu người bệnh không biết cách phòng ngừa. Đặc biệt đối với những người đã từng mắc bệnh càng phải cẩn trọng hơn.

Gợi ý một số cách phòng ngừa sạn vôi ở mắt
Gợi ý một số cách phòng ngừa sạn vôi ở mắt

Một số cách để phòng ngừa sạn vôi tái phát như sau:

  • Hạn chế để mắt tiếp xúc trong môi trường khói bụi, hóa chất, ánh nắng mặt trời, mưa,…
  • Đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra ngoài làm việc.
  • Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước nhỏ mắt nhân tạo mỗi ngày để vệ sinh và tránh khô mắt. Chú ý tần suất khoảng 2-3 lần/ngày, đặc biệt đối những người phải làm việc trong môi trường khói bụi hoặc tiếp xúc nhiều với máy tính điện tử.
  • Những người từng mắc bệnh sạn vôi cần chú ý vệ sinh tỉ mỉ hơn để tránh tái phát. Đặc biệt, với đối tượng thường xuyên đeo kính áp tròng cần vệ sinh kính và mắt cẩn thận. Nhỏ thuốc để tránh khô mắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Trong một số trường hợp khô mắt cũng là nguyên nhân gây ra sạn vôi.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh, chống viêm,…theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ngoài để sử dụng.
  • Có thể khám mắt định kỳ để phát hiện sớm sạn vôi cũng như các bệnh khác về mắt.
  • Khi bị sạn vôi, tuyệt đối không dùng tay để dụi mắt. Bởi lẽ, trên tay có rất nhiều vi khuẩn, khi chúng xâm nhập vào những tổn thương trên mắt sẽ gây nhiễm trùng và khiến cho bệnh nặng hơn. Đồng thời, việc chà xát liên tục sẽ làm tổn thương bề mặt nhãn cầu.

Tóm lại, bạn không nên áp dụng các cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà bởi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương mắt. Thậm chí, còn khiến cho bệnh tình nặng hơn. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất.

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận