Bị kiến cắn sưng mí mắt phải làm sao để khắc phục mà không gây nguy hiểm đến tính mạng, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện tượng kiến cắn xảy ra phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ điều trị do vậy bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số cách thức điều trị an toàn nhất.
Dấu hiệu nhận biết khi bị kiến cắn
Trước khi bước vào giai đoạn tìm hiểu bị kiến cắn sưng mí mắt phải làm sao thì bạn nên nắm sơ qua một vài dấu hiệu nhận biết cơ bản khi bị kiến cắn như sau:
- Kiến là loài động vật thường xuyên xuất hiện trong đời sống và mang nhiều độc tố có thể gây ra các triệu chứng như nhức, sưng tấy, ngứa châm chích ở mắt hoặc nguy hiểm hơn có thể gây khó thở.
- Ngoài ra, trong một số trường hợp kiến cắn sưng mắt nhưng không có độc thì sẽ có triệu chứng như ngứa, đỏ da và vùng mắt bị sưng phù. Nếu nghiêm trọng hơn có thể hình thành mủ ảnh hưởng đến tầm nhìn thị giác.

Kiến cắn có gây nguy hiểm hay không?
Để biết rõ thực hư bị kiến cắn sưng mí mắt phải làm sao thì nhiều người vẫn lo lắng liệu sau khi kiến tấn công có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không. Thông thường, kiến cắn sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nếu biết cách chữa trị cũng như tìm ra được nguyên nhân chính xác thì hoàn toàn có thể khắc phục.
Đặc biệt, nếu không may bị kiến ba khoang tấn công ở mí mắt và xuất hiện những biểu hiện lạ thì bạn nên tìm cách sơ cứu ban đầu. Sau đó lập tức đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Hậu quả có thể mắc phải khi bị kiến cắn
Trên thực tế, nhiều người không chỉ tỏ ra tò mò với câu hỏi bị kiến cắn sưng mí mắt phải làm sao mà họ còn thắc mắc các hậu quả khó lường sau khi bị kiến đốt gây ra. Do vậy, dưới đây là một số hệ lụy khi kiến đốt để lại:
- Vùng da quanh mắt sưng tấy: mí mắt là khu vực khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi bị vật lạ tác động. Do đó, khi bị kiến cắn có thể làm cho da quanh mắt sưng đỏ và gây cảm giác khó chịu.
- Giác mạc yếu dần: khi bị kiến độc hoặc không độc cắn thì đều gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Chính vì điều này, người mắc phải thường có thói quen dùng tay dụi vào mắt khiến cho giác mạc chịu ma sát mạnh và gây nhiễm trùng mắt.
- Giảm thị lực: các loài kiến có mang nhiều độc tố sẽ khiến cho các mô trong mí mắt phát triển dẫn đến kết quả thị lực kém dần theo thời gian.
- Gây hại đến sức khỏe toàn cơ thể: khi bị kiến ba khoang tấn công không chỉ gây sưng tấy hay viêm nhiễm mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Những điều không nên làm khi bị kiến cắn mí mắt
Thông thường, sau khi bị kiến cắn sưng mí mắt bạn sẽ hình thành các phản ứng tự nhiên để cứu chữa tạm thời như thổi vào mắt, tự ý nhỏ thuốc,… Tuy nhiên, các việc làm trên có thể gây tổn thương mắt, do đó dưới đây là thông tin về những điều không nên làm sau khi bị kiến cắn mí mắt. Cụ thể như sau:
Thổi vào mắt
Hiện tượng thổi hơi trực tiếp vào mắt khi bị kiến cắn là một hành động sai lầm vì theo các chuyên gia về mắt cho rằng trong hơi thở có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Điều này có thể khiến cho mắt nhiễm trùng và viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, có một số trường hợp khi bạn dùng lực thổi mạnh để đẩy côn trùng ra nhưng chúng không bay ra được. Từ đó, mắt bạn sẽ chớp nháy liên tục và mắt tiết ra nhiều nước mắt hơn ảnh hưởng thị giác.

Tự ý nhỏ thuốc
Khi bị côn trùng cắn ở mắt thì mọi người thường có thói quen dùng thuốc nhỏ mắt để chữa trị tạm thời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định thì trong thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng sinh, kháng viêm và corticoid làm giảm tầm nhìn thị lực.

Dùng các loại lá lạ đắp lên mắt
Một số người dân Việt Việt hay có những bài thuốc dân gian nhằm chữa trị các bệnh về mắt khi bị côn trùng trùng đốt. Việc này là không nên vì trong các loại lá thuốc tiềm ẩn các biến chứng khó lường ảnh hưởng đến giác mạc.

Làm gì khi bị kiến cắn sưng mí mắt?
Nhiều bạn không biết khi bị kiến cắn sưng mí mắt phải làm sao và có những động tác như dụi mắt, thổi vào mắt, chớp mắt liên tục… Những động tác này không nên thực hiện bởi sẽ khiến cho mắt bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên các bạn nên làm như sau:
Nhanh chóng loại bỏ kiến ra khỏi mí mắt
Dùng dụng cụ y tế được vệ sinh sạch sẽ hoặc lấy tăm bông rồi nhẹ nhàng lấy kiến ra khỏi mí mắt. Trong quá trình loại bỏ kiến, các bạn không nên bóp hoặc đè mạnh kiến. Trường hợp đè mạnh sẽ làm cho nọc độc ở vòi kiến ăn sâu vào da khiến cho mí mắt bị tổn thương nặng hơn.
Lau mắt sạch sẽ bằng khăn sạch
Hãy dùng khăn sạch, giặt qua nước ấm rồi nhẹ nhàng lau lên mắt. Điều này giúp làm dịu vết kiến cắn, đồng thời giảm sự khó chịu, ngứa ngáy trên mí mắt đáng kể. Lau mắt sạch sẽ bằng khăn ấm còn làm giảm sưng đau, loại bỏ bụi bẩn và chất độc từ kiến.

Đến cơ sở y tế thăm khám
Nếu không biết bị kiến cắn sưng mí mắt phải làm sao thì có thể tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý đúng cách. Đặc biệt, loại kiến cắn mí mắt là kiến ba khoang sẽ rất nguy hiểm. Các bạn không nên xử lý tại nhà sẽ tìm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng đến thị lực.
Bị kiến cắn sưng mí khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các loại kiến thông thường sẽ không có độc tố, khi cắn vào mắt chỉ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, sưng đỏ quanh mắt. Các bạn chỉ cần xử lý đúng cách thì tình trạng sưng, ngứa rất nhanh khỏi.
Tuy nhiên, đối với các loại kiến có độc tố, khi cắn vào mắt thường kèm theo các triệu chứng như:
- Đau mắt dữ dội, khó mở mắt ra.
- Xung quanh mắt bị sưng đỏ.
- Mắt bị châm chích, khó chịu.
- Vùng mắt có thể bị phù nề.
- Xuất hiện tình trạng phát ban, khó thở.

Nếu các bạn gặp phải các triệu chứng bất thường kể trên thì nên đến bác sĩ thăm khám nhanh chóng. Đây là những dấu hiệu bị kích ứng nghiêm trọng cần phải xử lý gấp. Trường hợp điều trị chậm trễ có thể ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của bạn.
Khi bị kiến cắn nên bôi gì để giảm sưng tấy?
Để trả lời thỏa đáng cho câu hỏi bị kiến cắn sưng mí mắt phải làm sao thì dưới đây là một số giải pháp được gợi ý hiệu quả nhất.
Rửa ngay với nước sạch
Trước tiên, muốn hạn chế sự đau rát vùng da mắt thì bạn nên rửa sạch với nước ấm. Điều này giúp loại bỏ hoàn toàn các lớp bụi bẩn và chất độc mà kiến đốt để lại. Lưu ý là không nên dùng tay bẩn để chạm vào mắt mà nên sử dụng khăn bông sạch để lau mắt nhằm đảm bảo an toàn.

Chườm đá giảm sưng sau khi bị kiến cắn
Nếu vùng mí mắt bị kiến đốt sưng quá nặng thì bạn có thể dùng giải pháp chườm lạnh bằng cách dùng viên đá bọc vào cái khăn sạch rồi chườm lên vùng da bị thương. Bởi trong nọc của kiến có chứa histamin rất lớn khiến vết kiến đốt bị sưng và đau nhức nên chườm lạnh là cách khắc phục khá hiệu quả.

Dùng kem đánh răng để hạn chế gây ngứa khi bị kiến cắn
Các loại kem đánh răng có chứa tinh chất bạc hà sẽ giúp vùng da bị kiến đốt trở nên dịu và không còn cảm giác ngứa rát. Đặc biệt, bạn nên chú ý chỉ thoa một lượng kem vừa phải và không để dính vào mắt gây nguy hiểm đến giác mạc.

Sử dụng túi lọc trà đắp lên vùng mi mắt bị kiến cắn
Các tinh chất chứa trong túi trà có chức năng kháng viêm và giúp làn da trở nên mát dịu hơn. Chính vì thế, bạn chỉ cần sử dụng một túi trà còn đủ độ ấm rồi chườm lên vùng mí mắt đang bị sưng. Việc này giúp khắc phục tình trạng sưng viêm và hạn chế kích ứng.

Dùng gel nha đam có công dụng giảm sưng
Nha đam là một nguyên liệu có chức năng làm mát da và kháng viêm vô cùng hiệu quả. Do đó, khi bị kiến đốt ở mí mắt bạn có thể dùng tăm bông sạch thoa một lớp gel nha đam lên vùng da bị thương để giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và sưng viêm. Để không bị kích ứng khi dùng nha đam bạn nên gọt sạch vỏ bên ngoài để đảm bảo an toàn.

Sử dụng dầu dừa khi bị kiến cắn sưng mắt
Đây là giải pháp nghe có vẻ đơn giản nhưng công dụng giảm sưng mí mắt khi bị kiến cắn rất hiệu nghiệm. Vì thành phần bên trong dầu dừa có tác dụng hạn chế sưng tấy và giảm ngứa viêm vùng da bị thương. Với cách thực hiện đơn giản chỉ cần dùng tăm bông thấm dầu dừa rồi chấm lên vùng da đang bị thương sẽ giúp bạn cải thiện đau nhức đáng kể.

Cắt mí mắt Hàn Quốc thông tin đến bạn câu trả lời khi bị kiến cắn sưng mí mắt phải làm sao và chia sẻ một số thông tin liên quan cần thiết để các đọc giả có thể nắm được tốt nhất. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng chữa lành được vết thương sau khi bị kiến đốt hiệu quả nhất.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận